Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

NUOI RAN RAO TRAU

  1. Danh sách trại tỉnh Tây Ninh
    a) Trại Rắn Ba Kiếm - Trại Nuôi Rắn Ba Kiếm
    - Địa chỉ: Ấp Bàu Sen, Xã Hảo Đước, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tây Ninh.
    - Chủ cơ sở: Mai Bá Kiếm, Điện thoại: 0903774299.
    - Sản phẩm bán: rắn Ráo Trâu bố mẹ, rắn giống, rắn thịt.

    b) Trại rắn Công Tận
    - Địa chỉ: Tổ 2 ấp Xóm Ruộng, xã Trí Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh.
    - Chủ cơ sở: Công Tân, Điện thoại: 0903 094 917, Email: trairancongtan@gmail.com
    - Sản phẩm bán: rắn giống, rắn thịt, tư vấn kỹ thuật nuôi rắn, ấp trứng.

    2. Danh sách trại rắn tp. HCM
    a) Trang trại Lâm Thúy
    - Địa chỉ: 165 Tô Ngọc Vân, p. Thạnh Xuân, q.12, tp. HCM.
    - Chủ cơ sở: Ngọc Thủy, Điện thoại: 0918 462 560, hoặc 0935 136 918.
    - Sản phẩm bán: các loại rắn giống, nhím, dúi,…

    b) Trại rắn Thanh Phong
    - Địa chỉ: Ấp 1, Phước Vĩnh An, Huyện Củ Chi, TP.HCM.
    - Chủ cơ sở: Thanh Phong, Điện thoaih: 0907680888.
    - Sản phẩm bán: Kỳ đà (dông), rắn ráo trâu, nhím,…

    3. Danh sách trại rắn tỉnh Trà Vinh
    - Trại rắn Hai Rắn
    - Địa chỉ: Rạnh Bèo - Long Đức - TP Trà Vinh.
    - Chủ cơ sở: Hai rắn Trà Vinh, Điện thoại: 0988141232, Email: hairantravinh@gmail.com
    - Sản phẩm bán: rắn ri voi giống, gà thả vườn.
1.    Trại ếch giống Hải chuyên cung cấp các loại ếch giống Thái Lan giá cả phải chăng
Là nơi trao đổi học tập kinh nghiệm nuôi ếch thương phẩm.
Hướng dẫn kỹ thuật ếch đẻ nhân tạo.
Mọi chi tiết xin liên hệ Mr Hải: 0919422038


  1. THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

    - Tên DN/Cá nhân: Đoàn Minh Hải
    - Địa chỉ: 80 ấp 4, xã Tân Hạnh, Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai
    - Điện thoại: 0919422038 - Fax:
    - email: haidn150@gmail.com or minhhai2k7@yahoo.com.vn
Ai có nhu cầu mua Ếch, xin liên hệ theo số điện thoại:
Tư Ếch Cầu Xây: 090 634 6867
Hoặc có thể tìm tới trại ếch của chúng tôi:
Địa chỉ: trại ếch Tư ếch, 86 đường Cầu Xây, Khu phố 6, Phường Tân Phú, Quận 9, TPHCM  
Hiện tại chúng tôi đang cung cấp ếch giống từ 40 ngày tuổi trở lên. Ếch giống chúng tôi phân phối có những ưu điểm sau:
-          Khả năng thích ứng với các môi trường khác nhau.
-          Giống ếch lớn con -> giống ếch nhập khẩu từ Thái Lan-> đùi ếch lớn và khả năng phát triển nhanh-> to con hơn ếch Việt Nam rất nhiều,….
-          Ếch đẹp, đều con,…
-          Gía ếch con là: 1000 vnđ/ 1con.
Khi các bạn mua ếch giống của chúng tôi. Chúng tôi xin cam kết hỗ trợ các bạn kỹ thuật nuôi ếch sao cho có thể đạt được hiểu quả cao nhất.
Một số mô hình nuôi Ếch hiệu qủa
Trong những năm qua, ếch ( đặc biệt là ếch đồng ) được xem là một trong những loài thủy sản nội địa có giá trị kinh tế cao ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, việc khai thác loài ếch bản địa đã làm nguồn lợi ếch ngày càng một cạn kiệt, nên việc nghiên cứu đầu tư quy trình sản xuất từ sinh sản nhân tạo đến nuôi ếch thương phẩm để thay thế nguồn ếch bản địa ngoài tự nhiên là hết sức cần thiết. Vậy loài ếch nào là phù hợp để tham gia vào quy trình sản xuất nói trên ?
Trước đây, Việt Nam đã du nhập nhiều loài ếch khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau ( như Cuba, Mexico, Brazil,… ) nhưng khả năng thích nghi của các loài này kém nên không phát triển rộng rãi ở Việt Nam, vì thế mà loài ếch đồng Việt Nam vẫn tiếp tục bị khai thác mạnh mẽ. Nhưng cho đến 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã du nhập một loài ếch mới từ Thái Lan. Theo ý kiến của ông Lê Thanh Hùng và Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang cho biết, loài ếch Thái Lan này là loài thích hợp để đưa vào quy trình sản xuất hàng loạt ở An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bởi đặc điểm sinh trưởng của ếch Thái Lan là rất phù hợp với điều kiện môi trường ở đây, đặc biệt là điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tĩnh như thức ăn viên hay thức ăn tự chế.
Ếch Thái Lan có tên khoa học là Rana Rugulosa, có nguồn gốc từ Thái Lan, là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có 3 giai đoạn ( nòng nọc, ếch giống và ếch trưởng thành ). Nguồn nước nuôi ếch phải sạch, không bị ô nhiễm; độ mặn của nước không quá 5o/oo; pH nước đạt khoảng 6,5 - 8,5; nhiệt độ nước thích hợp từ 25 - 32°C. Thức ăn cho ếch là mồi sống, di động ( như côn trùng, giun, ốc,… ) hay mồi tĩnh ( như thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế gồm cám và cá tạp với tỷ lệ 1:1 ) đều được. Mùa sinh sản ếch thường từ tháng 3 - 7 âm lịch; ếch 1 tuổi ( 50 - 60g/con ) đã bắt đầu tham gia sinh sản nhưng ếch từ 2 - 3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn; ếch đẻ từng cặp ( 1 đực : 1 cái ); ếch đẻ 3 - 4 lần/năm, ếch cái đẻ năm thứ nhất từ 2500 - 3000 trứng, ếch cái từ 3 - 4 tuổi thì đẻ từ 4000 - 5000 trứng/năm. Ếch giống sau khi nuôi được 3 - 4 tháng tuổi ếch đạt trọng lượng từ 300 - 400 g/con.
Tiềm năng phát triển của mô hình nuôi ếch Thái Lan ở An Giang
Từ những nhu cầu ngày càng lớn của thị trường tiêu thụ ếch thương phẩm và sự thích nghi tốt của loài ếch Thái Lan này, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã tiếp nhận chuyển giao quy trình sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan từ Trường đại học Nông lâm TP. HCM cho đơn vị tiếp nhận là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang. Cho đến nay, trung tâm đã triển khai được 5 đợt bố trí thí nghiệm sinh sản nhân tạo và sản xuất giống ếch Thái Lan thành công và ổn định quy trình với 147 cặp ếch bố mẹ tham gia sinh sản và kết quả đạt được như sau: Tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống trung bình qua 5 đợt bố trí lần lượt là 90, 80, 75, 70%. Qua kết quả đạt được cho thấy, chỉ có tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ sống là đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo hợp đồng chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và sản xuất giống Thái Lan.
Hiện nay, Trung tâm Sản xuất giống vẫn tiếp tục đầu tư nhập thêm 300 cặp ếch bố mẹ từ Thái Lan để tiếp cho sinh sản nhân tạo nhằm mục đích vừa cung ứng con giống cho một hộ nông dân lành nghề và vừa chọn lựa một thế hệ bố mẹ mới trong tương lai để gia tăng nguồn ếch bố mẹ chuẩn bị cho vụ sinh sản ở năm sau mà không cần phải nhập ếch bố mẹ từ Thái Lan.
Trước những kết quả đáng khích lệ như đã nói ở trên là nguồn động lực để Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản tiếp tục tiến hành thực hiện các mô hình khảo nghiệm nuôi thương phẩm ếch Thái Lan trong tương lai ở một số điểm trình diễn trong địa bàn tỉnh An Giang, với 3 mô hình nuôi như nuôi ếch trong ao đất, trong bể xi măng và trong giai hay đăng quầng, nhằm chọn ra mô hình nuôi thâm canh ếch thương phẩm hiệu quả nhất, để từ đó có thể nhân rộng sản xuất đại trà ở các hộ nông dân, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập mới từ giống ếch Thái Lan còn mới mẻ này.
Mô hình nuôi Ếch ở Hồng Sơn lãi cao
Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.
Trong các hình thức nuôi cá, tôm, ba ba… thì hiện nay ở Hồng Sơn mô hình nuôi ếch cho lãi khá cao đang được nhiều nông dân ở các xã khác đến tham quan học tập. Đó là mô hình của anh Phạm Ngọc Lợi năm nay 40 tuổi ở thôn 2 xã Hồng Sơn. Anh có 2.500m2 trồng lúa 3 vụ, anh dành 70m2 chia ra 6 ô bao lưới xung quanh để nuôi 2.400 con ếch. Sau 3 tháng hao hụt còn 1.600 con.
Đến tham quan mô hình nuôi ếch của anh Lợi, ai cũng tấm tắc khen vì từ ngày thả ếch con đến nay chỉ mới 2 tháng mà đã đạt 100 - 150 g/con, có con đến 200g. Mô hình này dễ làm, bỏ vốn ít nhưng thu lãi cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Anh Lợi cho biết : "Tôi đầu tư vốn để mua con giống, thức ăn, làm lồng lưới sợi nilon, thuốc, số tiền chi phí là 5.500.000 đồng. Thời gian 3 tháng sẽ thu hoạch, ếch có trọng lượng bình quân 300 g/con, tôi thu được 0,5 tấn. Giá bán tại chỗ 25.000 đồng/kg, sẽ thu được 12.500.000 đồng. Sau khi trừ chi phí tôi có lãi 7 triệu đồng. Chỉ 70m2 ruộng lúa và 6 lồng nuôi ếch, trong 3 tháng lãi 7 triệu đồng, cao hơn 3 lần trồng 1 sào lúa". Đây là mô hình nuôi ếch đầu tiên ở Hồng Sơn, nhờ áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nên trong 3 tháng anh thu lãi khá cao. Mô hình này sẽ có nhiều nông dân đến học tập.
Các mô hình nuôi ếch ở Hà Tĩnh
Năm 2004, Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành xây dựng một số mô hình trình diễn nuôi ếch trong tỉnh, với tổng diện tích 0,5 ha, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, xin giới thiệu hai mô hình điển hình để bà con tham khảo, áp dụng.
Nuôi trong lồng
Chủ mô hình là chị Vương Minh Nga, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, với quy mô là 10 lồng nuôi, thể tích 27 – 30 m3/lồng. Lồng làm bằng lưới cước, phía trên có cửa cho ếch ăn.
Lồng nuôi : Đặt trong ao diện tích 900 m2, sâu 0,8 - 1,2 m, mỗi lồng được bố trí 6 cọc để giữ lồng, đáy lồng được trải một lớp xốp, trên lớp xốp trải một lớp phên tre và phên nứa để giữ độ ẩm và làm sàn ăn cho ếch.
Mật độ : 80 con/m3, tổng lượng giống thả 24.300 con/ lồng.
Chăm sóc, quản lý :
Thức ăn : Chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi nhập từ Thái Lan, ngoài ra còn sử dụng thức ăn tươi như giun đất, côn trùng, các loại cám gạo, cám ngô trộn với bột cá để tạo thức ăn viên.
Thời gian cho ăn : Cho ếch ăn 2 bữa/ngày vào lúc 6h và 18h, lượng thức ăn cho ăn bằng 4 – 5% trọng lượng ếch trong ao. Sau 2 giờ cho ăn, tiến hành kiểm tra thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Hàng ngày theo dõi hoạt động của ếch, kiểm tra địch hại như chuột, rắn rết. Định kỳ thay nước ao 1 lần/tuần, luôn duy trì bèo tây ở mương và trong ao để làm mát nước.
Sau 20 ngày nuôi, tách những con vượt đàn sang nuôi riêng để tránh chúng ăn lẫn nhau.
Kết quả : Do ảnh hưởng của thời tiết nên sau 4,5 tháng nuôi, ếch đạt cỡ trung bình 180 – 200g/con, tỷ lệ sống 60%.
Thu hoạch : 2.770,2kg x 35.000đ/kg = 96,957 triệu đồng .
Chi phí : 68,7 triệu đồng, bao gồm :
Cải tạo ao : 2 triệu đồng; giống 24,3 triệu đồng; thức ăn 5,4 tấn x 6 triệu đồng/tấn = 32,4 triệu đồng; thuốc và hóa chất : 3 triệu đồng; khấu khao 20% : 2 triệu đồng; nhiên liệu + điện : 5 triệu đồng.
- Thu lãi : 28,257 triệu đồng.
Nuôi trong ao đất
Chủ mô hình này là anh Nguyễn Văn Quang, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, với quy mô 1.000m2, tường được che bằng ngói fibrôximăng và lưới cước cao 1,2m, đào mương trong ao rộng 1,5m, sâu 0,3m.
Chuẩn bị ao nuôi : Tẩy ao bằng cách dùng 12kg vôi sống rải đều lên 100m2 ao.
Thả giống : Ngày thả 26/4/2004, mật độ thả 27 con/m2, cỡ 170 – 200 con/kg.
Chăm sóc, quản lý : Giống như nuôi ếch trong lồng.
Kết quả : Sau 4,5 tháng nuôi, ếch thương phẩm đạt trung bình 200g/con, tỷ lệ sống 60%.
Thu hoạch : 3.240kg x 35.000đ/kg = 113,4 triệu đồng.
Chi phí : 81 triệu đồng, gồm :
Cải tạo ao, ruộng 5 triệu đồng; giống 27 triệu đồng; thức ăn : 6 tấn x 6 triệu đồng/tấn = 36 triệu đồng.
Thuốc và hóa chất : 3 triệu đồng .
Khấu hao 20% : 5 triệu đồng.
Nhiên liệu + điện : 5 triệu đồng.
Lãi : 32,4 triệu đồng.
Theo ông Trương Huy Dũng, cán bộ khuyến ngư Sở Thủy sản Hà Tĩnh, ếch là loài nuôi mới phù hợp với điều kiện khí hậu ở Hà Tĩnh, ngành thủy sản tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo và khuyến khích nông dân trong tỉnh mở rộng diện tích nuôi để tăng thu nhập, tận dụng tiềm năng, diện tích mặt nước, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn.
Những năm gần đây ở Hà Tĩnh có một số công ty trong quá trình giao lưu thương mại với các nước Thái-lan, Malaysia... đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm nuôi ếch. Sự ham mê tìm tòi, ứng dụng đã thúc đẩy họ tổ chức trang trại sản xuất hiệu quả trên quê hương mình. Một ví dụ điển hình trong số họ là trang trại của Công ty Lý - Thanh - Sắc.
Ðặc biệt, trang trại đã đạt kết quả tốt trong việc sản xuất giống và bảo đảm chất lượng, vừa để nuôi vừa kinh doanh phục vụ giống cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Tuy thời gian còn ngắn, nhưng đã chứng minh hiệu quả cao từ vùng đất chuyên độc canh cây lúa. Tính ra trị giá thu được ở mức hàng tỷ đồng/ha/năm. Việc "thực như mơ" này góp phần tác động vào tư duy kinh tế của nhiều người dân Hà Tĩnh.
Nguyên nhân thành công của mô hình trên chính là việc tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật mới. Con ếch là loài hoang dã, nhưng để có được con ếch công nghiệp phải có một quy trình hoàn hảo, nhiều công đoạn, từ việc chăm sóc ếch đực, ếch cái, đẻ trứng thụ tinh, chăm sóc nòng nọc, ếch con, đến việc xây dựng bể ương ếch con, lồng ếch thịt.
Tuy thời gian chỉ một năm, ếch bố mẹ chưa tạo được nhiều, nhưng trang trại giống của Công ty Lý - Thanh - Sắc đã sản xuất gần một triệu con giống cung cấp cho người sản xuất. Ðặc biệt, trang trại đã bố trí nhiều ao nuôi ếch với quy trình kỹ thuật mới. Lồng bằng vật liệu lưới ni-lông mầu xanh hoặc đen, cấu tạo như hình hộp với kích thước mặt 4 m x 2m, cao 1,2 m, thả xuống ao, có tấm xốp nổi làm sân ăn cho ếch. Mỗi lồng thả từ 400 đến 500 con ếch (ếch hơn 20 ngày tuổi), sau ba tháng có thể đạt 70 - 100 kg ếch thịt. Như vậy, một ao 300 m2, có hộ gia đình đặt hơn 10 lồng ếch và có thể nuôi 2 - 3 lứa trong năm. Ðặc biệt, ao nuôi ếch vẫn có thể nuôi cá bình thường vì ếch chỉ sống phần mặt nước ( trên tấm xốp nổi ) nên hiệu quả ao càng cao.
Trên cơ sở kinh nghiệm và kỹ thuật đã được ứng dụng ở trang trại của Công ty Lý - Thanh - Sắc, ngành thủy sản Hà Tĩnh đã biết phối hợp và vận động nhân dân trong tỉnh ứng dụng, mở rộng mô hình nuôi ếch theo quy trình công nghệ mới này. Hiện nay, ở tỉnh có 30 điểm làm mô hình, được trang trại của Công ty Lý - Thanh - Sắc và Trung tâm khuyến ngư giúp đỡ về giống và chuyển giao công nghệ. Trang trại đã liên kết chặt chẽ với các hộ bằng cách cung ứng giống, thức ăn, lồng lưới và thu mua sản phẩm. Nhiều hộ gia đình đã thu hoạch được hai lứa ếch đạt hiệu quả kinh tế vượt trội. Gia đình ông Thịnh ở Thạch Hội (huyện Thạch Hà) nuôi thử năm lồng trên ao rộng 250 m2, sau ba tháng thu lãi gần 10 triệu đồng, dưới ao vẫn nuôi cá bình thường. Ông dự kiến sẽ đặt thêm năm lồng nữa... Ðây là một nguồn thu nhập đáng kể trong hoàn cảnh nghèo khó của ông Thịnh.
Trang trại của anh Hải, ở xã Cẩm Dương ( huyện Cẩm Xuyên ) cũng bố trí một cụm ao nuôi 10 lồng ếch và hứa hẹn cho nhiều kết quả khả quan. Còn trang trại của Hợp tác xã Ðồng Tâm ở Thạch Trị, Thạch Hà nuôi ếch thịt và ếch sinh sản đã tự tạo được giống. Hộ gia đình anh Thành ở Hương Sơn nuôi hơn một vạn con ếch, đã và đang cho thu hoạch cao... Và còn rất nhiều hộ gia đình ở Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà... đã cho thu hoạch lứa đầu. Có nơi đã bắt đầu hình thành tổ, hội để giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bằng nghề nuôi ếch. Trung tâm khuyến ngư tỉnh Hà Tĩnh và các phòng thủy sản của các huyện tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật rộng rãi, nhằm khuyến khích các hộ gia đình phát triển nghề nuôi ếch hàng hóa.
Nghề nuôi ếch ở Hà Tĩnh xuất hiện chưa được một năm, nhưng sự phối hợp nhịp nhàng của các "nhà": doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông đã tạo nên hiệu quả cao. Giống ếch ở Hà Tĩnh cùng với những công nghệ mới đã bắt đầu đến với nhiều nơi trong cả nước, hứa hẹn một nghề mới - nghề nuôi thủy đặc sản.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI ẾCH ĐỒNG
I. Ðặc điểm sinh học
1. Phân bố và sinh sống :
Nhóm ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Việt Nam có nguồn lợi ếch hết sức phong phú như : ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun, ếch bám đá, ếch leo cây Trong đó, ếch đồng là có giá trị hơn cả. Ech đồng sống ở khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. ếch là loại động vật máu lạnh, sống ở 2 môi trường trên cạn và dưới nước. Phổi ếch cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi, ếch còn thở bằng da (da ếch có khă năng vận chuyển 51% ôxy và 86% CO2). Trên da ếch có rất nhiều mao mạch, ôxy trong không khí hoà tan vào chất nhầy trên da ếch, thấm qua da lọt vào các mao mạch, còn CO2 được thải ra theo con đường ngược lại. nếu da ếch thiếu nước, bị khô ếch sẽ chết. ếch có thể sống tới 15 - 16 năm. ếch kém chịu rét và nóng, lại không biết đào hang hầm để trú đông. ếch thích những nơi nước béo, có nhiều thức ăn thiên nhiên : Ruồi, muỗi, giun, ốc, trai, hến, các loại ấu trùng côn trùng Mắt ếch lồi to, có mí mắt. Tuy ngồi giương mắt ếch nhưng thực tế lại kém tinh, ếch chỉ nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu xanh da trời ) và phản ứng bắt mồi rất nhạy bén. Còn những vật tĩnh, ếch lại phát hiện kém. Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách nguỵ trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi, ếch không ưa đất nước chua mặn, sợ rắn, chuột, sợ kim loại nặng, sợ tàn thuốc lá, thuốc lào và các chất độc khác.
2. Tập tính ăn uống
Ngoài thức ăn tự nhiên nói trên, ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch Khi còn nhỏ, chúng rất thích ăn cám gạo ( có can xi giúp cho nòng nọc phát triển bộ xương ), ốc, cua, cá giã nhỏ và các ấu trùng côn trùng ếch có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song thực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở. ếch thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt chửng con mồi. Nó có thể nuốt được một con cua khá to. Người ta quan sát thấy nó dùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ, rúm cả chân, càng lại, nộp mình cho nó nuốt dễ dàng. Nuốt mồi xong, ếch lại tiếp tục ngồi rình con mồi khác.
3. Sinh trưởng
Nuôi từ cỡ ếch giống 3 - 5 g/con, sau 1 tháng có thể đạt 25 - 30 g/con, nuôi tiếp 3 - 4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 - 100 g/con. Sống ngoài tự nhiên ếch 1 tuổi, con cái nặng 60g, con đực nặng 50g.
4. Sinh sản
Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra các đồng lúa, đồng màu để đẻ. Tiếng ếch kêu vang dậy không gian, đó là những tiếng kêu tỏ tình của chúng trong đêm hội giao hoan mừng vũ cốc . To mồm và lắm lời nhất là lũ ếch đực. Còn ếch cái chỉ kêu nhỏ nhẹ và rời rạc.
Ếch đực kêu to vang vọng là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoang miệng như hai chiếc loa thùng khuếch đại âm thanh. Những tiếng kêu là sự đấu khẩu giữa các con đực để giành giật con cái, khiến con cái không thể chịu được nữa sẽ hướng theo tiếng gọi mà tìm đến kết đôi. Những con đực yếu thế đành bỏ cuộc, đi tìm đối tượng khác. Bàn tay (chi trước) của ếch đực còn có chai tay tại gốc ngón tay thứ nhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục . Chai tay này có sức truyền cảm giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặp đôi. Nó luồn hai tay vào nách con cái, ôm ghì chặt rồi dùng bàn tay chai tình tứ sờ vào ngực ếch cái. Con cái bị kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịp thời phóng tinh lên trên, để thụ tinh cho trứng. Ðó là sự thụ tinh ngoài (giống như họ hàng nhà cá). Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước. Trứng ếch hình tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phía dưới. Trứng tiếp tục phát triển thành bào thai, sau 7 - 10 ngày trứng nở thành nòng nọc (thở bằng mang như cá). Nòng nọc phát triển 30 - 40 ngày sau, 2 chân sau mọc ra, rồi 2 chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc biến thành ếch và sống trên cạn. ếch 1 tuổi đã tham gia sinh sản. Ếch 2 - 3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn. Mùa ếch đẻ từ tháng 3 - 7 âm lịch. ếch đẻ theo từng cặp 1 đực/1 cái. ếch cái đẻ năm thứ nhất từ 2.500 - 3.000 trứng. ếch 3 - 4 tuổi đẻ 4.000 - 5.000 trứng/năm.
II. Qui trình nuôi ếch đồng
1. Nuôi ếch thịt
1.1 Ðịa điểm nuôi ếch :
- Vườn hoặc ao có diện tích từ 50 m2 trở lên;
- Có nước sạch chủ động;
- Có tường gạch bao quanh;
- Có hang trú ẩn cho ếch;
- Bờ ao, mương trồng cây xanh tạo bóng mát;
- Mặt nước thả bèo tây hoặc rau muống ính 2/3 diện tích ao;
- Trong vườn tạo thêm ánh sáng màu và trồng nhiều hoa.
1.2 Thả giống :
- ếch giống cỡ 5 - 10g/con, đảm bảo chất lượng và quen ăn thức ăn chế biến;
- Mật độ thả : 40 - 60 con/m2.
1.3 Cho ăn :
- Thức ăn : Ngoài các loại giun đất, giòi, tôm tép, cua và các loại côn trùng khác cho ếch ăn thêm bột ngũ cốc nấu chín để nguội (80%) trộn với cá tạp ruột ốc xay nhỏ (20%);
- Khẩu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch trong ao, cho ăn 2 lần ( sáng và chiều ) trong ngày;
- Trước khi cho ếch ăn, phải vệ sinh sạch sẽ sàn ăn.
1.4 Chăm sóc quản lý :
- Tạo thêm thức ăn cho ếch : Trong khu nuôi ếch thả cua, cá vào nuôi trong ao, mương hoặc đào hố cạnh ao để bỏ phân bắc, cá chết, gà chết ít ngày sẽ sinh giòi bọ, vớt giòi, bọ rửa sạch cho ếch ăn;
- Hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch : Mức ăn, tốc độ lớn, tình hình bệnh, chất nước xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra;
- Sau khi thả giống, nuôi 4 - 5 tháng, ếch có thể đạt 80 - 100 g/con.
2. Sản xuất ếch con
2.1 Nuôi ếch bố mẹ để cho đẻ
Nơi nuôi vỗ :
- Ðiều kiện ao, vườn như ao nuôi ếch thịt;
- Nơi có điều kiện thì nuôi riêng đực - cái 1 tháng, trước khi cho đẻ.
Phân biệt đực - cái :
- ếch đực : Có 2 màng kêu (2 chấm đen) ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi âm thanh. Bàn chân trước nháp hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng (chai sinh dục), da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái, cùng tuổi, ếch đực nhỏ hơn ếch cái, ếch đực càng già, màng kêu càng to, tiếng kêu càng dõng dạc vang xa;
- ếch cái : Không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản thì ếch cái bụng to, mềm hơn ếch đực.
Mật độ nuôi vỗ :
- ếch đực : 3 - 5 con/m2, ếch cái 3 - 4 con/m2;
- Khi cho đẻ : Mật độ : 1 - 5 cặp/m2 mặt nước.
Chế độ nuôi vỗ :
- Tăng tỷ lệ đạm động vật trong khẩu phần thức ăn, ngoài giun, giòi, cua, ốc, trong thức ăn chế biến có 30% thịt cá và 70% bột ngũ cốc;
- Quản lý như nuôi ếch thịt.
2.2 Cho ếch đẻ
- Ðầu tháng 3 âm lịch, khi thấy bụng ếch cái to mềm và có tiếng kêu thưa thớt của ếch đực, là báo hiệu 3 - 4 ngày sau ếch sẵn sàng đi đẻ;
- Nếu nuôi riêng đực - cái thì tối hôm đó, phải mở cửa để ếch đực sang với ếch cái.
2.3 Ương trứng ếch
ương tại ao : ếch đẻ đêm thì sáng hôm sau chuyển hết ếch bố mẹ, để nguyên các ổ trứng trong ao, ương cho nở tự nhiên; tuỳ theo nhiệt độ, khoảng 24 giờ sau trứng nở thành nòng nọc; gây phù du động vật cho nòng nọc, như gây màu cho ao ương cá bột; sau khi nở 3 - 4 ngày, cho nòng nọc ăn thêm bột mỳ, bột gạo từ : 200 - 300 g/1 vạn con/ngày; mật độ ương khoảng 2000 trứng/m2 mặt nước; tỷ lệ nở bình quân 50%; sau 15 ngày có thể san thưa nòng nọc, đem nuôi ở ao, bể khác.
ương trong giai, bể : Có lợi là tập trung trứng về một chỗ, tiện quản lý chăm sóc nhưng phải đảm bảo nước sạch, đủ ôxy và an toàn.
ương trong ô xếp gạch, lót nilon : Thay nước ngày 1 - 2 lần hoặc có máy sục khí. Mật độ 1 - 2 vạn trứng/m2.
Cách vớt trứng : ếch đẻ đêm, thì sáng hôm sau đem xô, chậu đi vớt ngay. Dùng đĩa, chậu nhỏ vớt nguyên cả màng trứng rồi đổ nhẹ vào chậu to, xô ( có chứa vài lít nước sạch ). Khi trứng đã kín mặt chậu, xô phải chuyển về bể, giai, ô rồi đi vớt mẻ khác.
Trứng ếch ương ở nhiệt độ 22 - 26°C chỉ sau 22 giờ sẽ nở ra nòng nọc. Trong 2 - 3 ngày đầu nòng nọc có khả năng tự dưỡng nhờ bọc noãn hoàng dự trữ ở dưới bụng. Khi noãn hoàng tiêu hết, nòng nọc mới tự đi kiếm ăn. Mật độ nòng nọc : 15000 - 2000con/m2.
Cho nòng nọc ăn : Sau khi nở 3 - 4 ngày, vớt phù du động vật từ ao về cho ăn hoặc cho ăn bằng lòng đỏ trứng ( 4 quả/1 vạn nòng nọc/2 bữa sáng, chiều ) bóp nhuyễn, rắc đều quanh bể. Trung bình từ nòng nọc lên ếch giống đạt tỷ lệ sống 50%.
San thưa : Sau 8 ngày nuôi ở bể, san thưa với mật độ 500 - 1000 con/m2. Thức ăn bổ sung gồm : 20 - 30 % đạm động vật trộn với 70 - 80% bột ngũ cốc. Khẩu phần ăn/ngày : 0,5 - 1 kg/1 vạn con. Tuỳ theo nhiệt độ, khoảng 21 - 25 ngày, nòng nọc biến thái thành ếch con.
2.4 Nuôi ếch giống
- Mật độ : Thả 50 - 100 con/m2 (cỡ 2/5 g/con).
- Thức ăn : 30% tôm, tép, cá xay nhỏ trộn với 70% mì sợi, bún khô ngâm nước, cắt đoạn hoặc cơm nguội; ngày cho ếch ăn 2 lần sáng và chiều; khẩu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch có trong ao, vườn (khoảng 1 kg thức ăn/1000 con/ngày); khoảng 50 ngày tuổi, ếch con đạt cỡ ếch giống ( 5 - 10g/con ); chuyển đi nuôi thành ếch thịt.
3. Thu hoạch và vận chuyển
3.1 Thu hoạch :
- Thu nòng nọc bằng lưới cá hương;
- Thu ếch con bằng lưới nilon mắt nhỏ;
- Thu ếch thịt bằng lưới then 2 hoặc 3;
- Dụng cụ thu ếch phải trơn, nhẵn;
- Thời gian thu vào sáng sớm hay chiều mát.
3.2 Vận chuyển :
- Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khi dưới 30°C;
- Nòng nọc vận chuyển bằng thùng, xô, chậu có nước sạch; mật độ 80 - 100 con/lít; bằng túi PE có bơm ôxy : 600 - 800 con/lít;
- ếch con vận chuyển bắng sọt, rổ tre, lồng ( có lót nilon ) hoặc thùng, chậu, túi vải trong có 1 ít rong, bèo;
- ếch thịt vận chuyển dụng cụ lớn hơn, thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng và giữ được độ ẩm bão hoà.
4. Phòng và trị bệnh
4.1 Phòng bệnh :
Nguyên nhân gây bệnh cho ếch thường là do nước bẩn, ếch ốm yếu bị bệnh ngoài da, sau đó nhiễm trùng dẫn đến ếch bị trướng bụng, da tái đi không ăn và chết.
- Cách phòng tốt nhất là thường xuyên vệ sinh ao, tẩy trùng ao, vườn trước khi nuôi, đảm bảo nguồn nước sạch và giữ được vệ sinh khu nuôi ếch, nếu con nào bị chết phải loại bỏ ra ngay.
- Không khuấy động làm ếch giật mình căng thẳng. Cho ăn thức ăn tươi, sạch. Nước ao nuôi không bị chua, thối đục, không có hoá chất độc. Có bóng mát che nắng, chống nóng.
- Kiểm tra ếch giống khi mua về, có thể tắm nước muối ăn 3%;
- Ðảm bảo số và chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của nòng nọc và ếch;
- Không để xảy ra dịch bệnh.
4.2 Chữa bệnh :
- Bệnh ghẻ lở ở ếch : Dùng Dipterex ( Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005) phun với nồng động 100g hoà trong 50 lít nước phun trong 100m2 vườn và thay ngay nước cũ ở ao, mương;
- Bệnh đường ruột: Dấu hiệu thấy ếch ỉa phân trắng và phân sống. Khi bị bệnh hậu môn đỏ, bóp hậu môn máu chảy ra.
Cho một viên Ganidan/1.000-3.000 con/ngày, trộn vào thức ăn liên tục trong 3-4 ngày. Khi nòng nọc bị bệnh phải giảm lượng thức ăn xuống còn 50% lượng thức ăn hàng ngày.
- Bệnh đốm đỏ đùi: Bệnh do vi khuẩn gây nên. Ở đùi ếch có những đốm đỏ, sau vài ngày không chữa kịp thời sẽ bị lở loét. Bệnh thường thấy ở ếch giống.
Khi phát hiện bệnh, trước hết phải thay nước, nếu không hiệu quả phải dùng thuốc sunfat đồng phun xuống ao và vườn. Liều lượng 1,5g/m2. Bệnh này rất dễ lây lan do đó cần có biện pháp đề phòng lây lan thành dịch.
- Bệnh trướng hơi : Phổ biến ở nòng nọc. Dấu hiệu thường thấy ở nòng nọc: bụng trướng to và ngửa bụng lên mặt nước, bệnh này do nước thối bẩn, thức ăn ươn thối… Phải tháo hết nước trong bể, dùng chậu chứa 5 lít nước sạch, hoà 1 lọ penicilin 1 triệu đơn vị; tắm nòng nọc trong 10 phút rồi lại thả lại ao, bể đã làm vệ sinh và thay nước mới; cũng có thể tắm bằng CuSO4 nồng độ 5 phần triệu hoặc nước muối ăn 3% trong 10 phút;
- Bệnh trùng bánh xe : Do ký sinh ở da, khi trời nóng, gió đông thường xảy ra bệnh này. Khi có trùng ký sinh, da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn, tạo nên những điểm màu trắng bạc. Cả nòng nọc và ếch đều bị; Dùng sunfat đồng liều lượng 2-3g/m3 nước phun toàn ao, hoặc tắm cho ếch với liều lượng 5-7g/m3 trong vòng 10-15 phút, hay tắm trong nước muối 2-3% trong vòng 10-15 phút.
- Bệnh kiết lỵ : Cũng ở nòng nọc và ếch, giảm lượng thức ăn xuống còn 50% trong ngày và trộn ganidan giã nhỏ vào thức ăn với liều lượng 1 viên/1 kg thức ăn; cho ăn 2 - 3 ngày liên tục.
Đua nhau nuôi ếch Thái
Để cho bọn tui 5.000 con được không ?", vợ chồng anh Trần Văn Hoàng ( Tiền Giang ) nài nỉ. Anh Hồ Minh Thiện ( Nhị Bình-Hóc Môn ) phân trần : "Thông cảm đi, bây giờ chỉ có vài trăm thôi, tuần sau mới có đủ”.
Từ vài tháng nay, mỗi ngày anh Thiện phải từ chối hàng chục khách hàng như thế. Anh có gần 30 hồ ếch giống nhưng vẫn không đủ bán...
Bỏ phố về quê nuôi ếch
Tốt nghiệp Đại học Hàng hải, nhà ở quận 1 nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Nguyễn Thái Bình đành lưu lạc lên Dầu Tiếng ( Bình Dương ) thuê đất, đào ao nuôi cá. Lúc đầu cũng thuận lợi, khấm khá nhưng đến năm 2003, cá thất thu, lỗ trên 200 triệu đồng, Bình phải bán đổ bán tháo cơ ngơi trên Dầu Tiếng trả nợ, tay trắng về lại TPHCM và chịu cảnh thất nghiệp gần cả năm. Giữa năm 2004, qua nhiều thông tin, Bình biết được ếch công nghiệp ( giống Thái Lan ) đang có giá lại dễ nuôi, vốn ít, không cần nhiều diện tích. Thế là anh về ấp Hậu, xã Tân Thông Hội ( Củ Chi ) mua đất, cất nhà, xây vài cái chuồng xi măng rồi nhờ người quen đi Thái Lan mua giùm 3.000 con ếch giống. Lứa đầu tiên chỉ thu lại được mấy trăm con ếch thịt, lứa thứ hai thì đỡ hơn. Thấy có triển vọng, anh liều bán xe máy, vay thêm bạn bè và làm một chuyến qua Thái Lan tìm hiểu, rồi trở về nước cùng mấy thùng ếch "bố mẹ" và một “chuyên gia ếch" người Thái Lan. Chiêu đãi chuyên gia Thái hơn hai tuần, Bình học được khá nhiều kỹ thuật nuôi ếch, nhất là cách làm cho ếch đẻ trứng, chăm sóc nòng nọc, ếch con... Tuy vậy, Bình cũng phải đi Thái Lan thêm mười mấy lần mới có được tay nghề nuôi ếch thuộc hàng "tiền bối" như hiện nay. Hiện tại, trại ếch giống Thanh Khiết của Bình với 30 hồ có thể cung cấp trên 100.000 con giống mỗi tháng. Ngoài ra, anh còn mua lại ếch thịt thương phẩm với mức giá thích hợp.
Không long đong như anh Bình nhưng ba anh em Lý Thanh Bạch cũng đam mê ếch hơn phố thị không kém. Đang trồng hoa kiểng khá phát đạt ở Gò Vấp nhưng thấy ếch Thái "ngon ăn", ba anh em Bạch về Tân Thạnh Đông (Củ Chi) mua hơn 3.000 M2 đất vườn dựng nhà, xây hồ nuôi ếch. Lúc đầu cũng tự mày mò nuôi được vài lứa ếch thịt, có lời nhưng thấy chưa yên tâm, anh em Bạch quyết định “vời” chuyên gia Thái về "huấn luyện”, một tháng. Đến nay, ba anh em đã tích lũy được gần 200 hồ ếch vừa giống vừa thịt và đang xây thêm 30 hồ ở ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung. "Say" ếch công nghiệp còn có chàng kỹ sư Nguyễn Tiến Lâm. Đang có một công việc rất tốt ở một công ty thủy sản nhưng Lâm xin nghỉ việc, về Tân Phú Trung thuê 2.000 m2 đất, lập trại ếch Toàn Cầu.
Một vốn lời ít nhất 50%
Đó là lời khẳng định của anh Hồ Minh Thiện, Nhị Bình-Hóc Môn) sau nhiều đợt nuôi ếch công nghiệp từ cuối năm 2004 đến nay. Trước khi nuôi ếch, anh là "đại gia" về cút công nghiệp trong chuồng lúc nào cũng có trên 50.000 con cút nhưng sau mấy đợt cúm gia cầm, anh lần mò tìm kiếm hướng làm ăn mới, từ nuôi thỏ, dê đến trồng nấm... nhưng đều không phù hợp, cuối cùng anh chọn ếch Thái. Anh lý giải: "Trong lúc tìm hiểu, tui thấy cách nuôi ếch cũng dễ, sau đó được Trạm Khuyến nông huyện Hóc Môn hướng dẫn thêm nên rất an tâm. Chi phí cũng thấp, mỗi chuồng 10 m2 tốn chừng 600.000-700.000 đồng là đủ nuôi 1.000 con, tiền giống mỗi con 1.200 đồng, cám 1,4 triệu đồng cộng với tiền điện, thuốc... thì tốn khoảng 2,8 triệu đồng. Lứa đầu còn "yếu” nên hao hụt khoảng 30%, sau 3 tháng rưỡi đến 4 tháng thì thu hoạch được, cứ 4-5 con là được 1 kg, tính ra mỗi chuồng thu được khoảng 140 kg, với giá hiện nay là 40.000 đồng/kg thì lời chắc 50% rồi còn gì”. Vừa qua, anh cũng nhận làm thí điểm nuôi ếch công nghiệp cho Trung tâm Nghiên cứu KHKT-Khuyến nông TPHCM. Qua đợt thí điểm, anh càng quyết chí gắn bó với ếch Thái hơn. Hiện tại, anh đang chuyển sang nuôi ếch giống và định tháo dỡ những chuồng nuôi cút cũ để xây thêm 50 hồ ếch nữa.
Cùng xã Nhị Bình với anh Thiện, anh Nguyễn Ngọc Triệu cũng đóng cửa tiệm may, xây hồ nuôi ếch. Anh Triệu đang có trên 6.000 con ếch thịt sắp thu hoạch trong hồ... Đến nay, mới nửa năm nhưng toàn huyện Hóc Môn đã có khoảng 15 hộ nuôi ếch. Củ Chi tuy có nhiều trại giống nhưng do lâu nay quen với cây rau an toàn nên số hộ nuôi ếch chưa nhiều, mới chừng gần chục hộ. Anh Phạm Văn Hồng, người đang có hơn 2.000 m2 rau an toàn ở xã Tân Phú Trung, có vẻ "dao động": “Mấy năm nay trồng rau cũng khá nhưng vài tháng nay thấy người ta nuôi ếch rần rần, ham lắm. Vừa rồi có bạn là cán bộ khuyến nông rủ hùn vốn nuôi ếch nhưng tui đang trồng rau, sắp xếp được rồi tính".
Theo các chủ trại giống, ếch Thái hiện vẫn được nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long nuôi, còn nông dân TPHCM chưa "mặn" mấy do chưa quen. Có người ở tận Cà Mau cũng lên TPHCM mua con giống. Anh Nguyễn Thanh Vân ( Thủ Thừa - Long An ) bộc bạch: “Tui nuôi mười mấy con bò sữa, đang lỗ, nghe nói nuôi ếch Thái "ngon" ăn nên rủ nhóm bạn lên Củ Chi mua vài trăm con về nuôi thử". Còn anh Huỳnh Minh Lưu ( Bảo Lâm - Lâm Đồng ) đang nuôi dê, cừu và trồng 15 ha cà phê cũng lặn lội đi xe đò từ 1 giờ sáng xuống tham quan các trại ếch giống ở Củ Chi. Anh hồ hởi : “Trên đó ếch khan hiếm lắm, giá luôn trên 45.000 đồng/kg”...
Tiềm năng lớn
Giải thích cho sự lựa chọn con ếch công nghiệp và hiện tượng nhiều người dân, nhất là dân từ các tỉnh lân cận, đổ xô tìm mua ếch giống, các chủ trại giống ở TPHCM đều có chung nhận xét: Nhu cầu ếch thịt tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu hiện tăng cao nhưng sản lượng trong nước chưa thấm vào đâu. Nhiều công ty chế biến thủy sản xuất khẩu đã đến thu mua với số lượng lớn nhưng chúng tôi không nhận lời được vì hiện tại nguồn cung còn thấp”, ông Nguyễn Hữu Chính, Phó Giám đốc Công ty Thủy sản Phát Lộc, thừa nhận: “Chúng tôi cần mua ếch thịt với số lượng lớn để lấy đùi xuất khẩu, phần còn lại bán cho các nhà hàng ở thành phố nhưng đi tìm hoài vẫn chưa có chỗ cung ứng ổn định, đành chịu thua thiệt các công ty nước ngoài".
Trước triển vọng của nghề nuôi ếch, từ đầu năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu KHKT-Khuyến nông TPHCM đã tiến hành nuôi thí điểm ếch Thái tại 4 hộ ở huyện Hóc Môn. Cuối tháng 6-2005 vừa qua, kết quả nghiệm thu rất phấn khởi, lợi nhuận đạt trên 50% ngay vụ đầu. Ông Trần Viết Mỹ, giám đốc trung tâm, cho biết sắp tới Trung tâm sẽ thực hiện thêm nhiều đợt thí điểm nữa ở các huyện ngoại thành và chuyển giao kỹ thuật nuôi cho nông dân. Các hộ chuyển đổi sau dịch cúm gia cầm sẽ được hỗ trợ ứng trước con giống, sau đó chỉ thu hồi vốn từ 20%-50%. Anh Trần Công Cảm, Phó Chủ tịch huyện Hóc Môn, cũng cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con nông dân nuôi ếch công nghiệp như xét duyệt vay vốn ưu đãi, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, tìm kiếm đầu ra...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét