Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu

·        Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu



Rắn Ráo trâu thuộc loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu. Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là hổ dện vì trên mình nó có nhiều vằn vện.
Đây không phải là loài rắn độc, nguy hiểm mà có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh nên rắn Long thừa đang được bán trên trị trường với mức giá bình quân 450.000 đồng/kg.
I. Kỹ thuật nuôi
1. Chuông nuôi



- Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới.
- Diện tích chuồng nuôi: 2m x 1m x 1,2m (Dài X Rộng X Cao).
- Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.
- Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi.
- Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm
- Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.
- Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.
- Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.
- Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.
2. Thức ăn


Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.
- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.
- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn.
- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông).
II. Kỹ thuật sinh sản
Việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.
1. Chọn và chăm sóc rắn sinh sản
- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối.
- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.
- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.
- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng.
2. Kỹ thuật ấp trứng


- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở.
- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.
3. Kỹ thuật nuôi rắn con



- Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.
- Rắn con để nuôi hiện có giá từ 50.000- 70.000đ/01con. Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.
III. Quản lý chăm sóc, phòng trị bệnh
- Công việc quản lý vệ sinh chuồng trại cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn đến thiệt hại. Thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi.
- Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.
Rắn Long Thừa là loài rắn ít bị bệnh hơn các loài rắn khác, song trong quá trình nuôi đôi lúc rắn cũng bị bệnh tiêu chảy.
→ Khi rắn bị tiêu chảy, cách nhận biết như sau:
Hàng ngày dọn vệ sinh chuồng cho rắn, khi quan sát thấy số lượng phần ăn của rắn giảm, có hiện thượng phân hôi, nhão đó là bệnh tiêu chảy.
→ Để điều trị bệnh này ta áp dụng biện pháp sau:
Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn đáy chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của rắn).
IV. Thông tin giá thành
- Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán không những vi phạm Luật bảo tồn động vật hoang dã, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, do rắn hoảng sợ, giảm sức khỏe, tổn thương khi bị đuổi bắt, rắn chậm lớn, thất thoát cao. Nhưng thông qua mô hình nuôi rắn sinh sản này, người dân không còn bắt rắn con ngoài tự nhiên đem về nuôi, mà người nuôi trước nhân giống, chuyển giao kỹ thuật và bán giống cho người sau. Nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột” phá hoại mùa màng tại địa phương, đồng thời đây lại là biện pháp giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn.
- Nếu như trước đây đối với đa số người dân rắn là nỗi sợ hãi thì hiện nay thông qua việc nuôi rắn, chúng như những người bạn trong mỗi gia đình. Với việc nuôi rắn trong chuồng, tiếp xúc với rắn hàng ngày tạo cho rắn thân thiện với con người. Có thể nói, con rắn đối với người dân rất quan trọng, bởi vì ngoài giá trị làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, rắn còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho người dân.
- Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.
- Trọng lượng rắn nuôi trong một năm bình quân khoảng 1,3kg/01 con, với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm.
* Đối với việc bán giống: rắn con (khoảng 01 tuần tuổi) được xuất chuồng dưới dạng rắn giống với giá thành từ 50.000- 70.000đ/01con. Như vậy, nếu nuôi 100 con rắn giống cái, sau một lứa đẻ có thể mang về cho người nuôi khoảng 84 triệu đến 119 triệu (chưa trừ chi phí ban đầu).


Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu, Nguồn: Khuyến nông Việt Nam
MÔ HÌNH NUÔI RẮN LONG THỪA SINH SẢN
20/10/2009
           Rắn Long Thừa là loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu. Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là hổ dện vì trên mình nó có nhiều vằn vện.
Đây không phải là loài rắn độc, nguy hiểm mà có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh nên rắn Long thừa đang được bán trên trị trường với mức giá bình quân 450.000 đồng/kg. Nghề nuôi rắn ở xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu không phải là nghề truyền thống của bà con nông dân, nhưng đây đang được coi là một nghề có triển vọng, đem lại giá trị thu nhập cao và là hướng làm giàu của nhiều gia đình. Từ chỗ nuôi rắn nhằm cung ứng cho thị trường, đến nay toàn xã có khoảng 147 hộ nuôi với gần 2.700 con rắn. Nắm bắt được những hạn chế từ việc nuôi rắn trong hầm tối rất nguy hiểm, do trong bong tối, rắn thường xuyên không nhìn thấy người nên rắn rất dữ và hay cắn. Mặt khác, nuôi trong hầm tối rất khó làm vệ sinh chuồng nên dễ nảy sinh bệnh cho rắn.
Từ những hạnh chế đó, anh Nguyễn Văn Lực sinh năm: 1966, Tổ 40 - ấp Lộc Trung – xã Lộc Ninh – huyện Dương Minh Châu – tỉnh Tây Ninh đã nảy sinh ý tưởng nuôi rắn trong chuồng với việc tận dụng các nguyên liệu có sẵn như: gỗ, gạch, lưới sắt, nhưng phải bảo đảm sao cho kín không để rắn chui ra ngoài. Bởi vì rắn là một loài ở rất sạch nên chuồng phải xây rất công phu và bảo đảm mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông. Nuôi rắn khá đơn giản, bằng kinh nghiệm là chính nhưng đòi hỏi phải kiên trì, nhất là trong việc cho ăn và vệ sinh chuồng trại. Nuôi rắn phụ thuộc vào thời tiết vì ở thời điểm giao mùa và vào mùa đông rắn thường mắc các bệnh về hô hấp, tim, các bệnh này hầu như không thể phát hiện bắng mắt thường, đồng thời rắn có thời gian ngủ đông khá dài.
I/ CHUỒNG RẮN:
- Chuồng nuôi rắn có chiều dài khoảng 2m, rộng ít nhất 1m, cao 1,2m - Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.
- Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát cho rắn (hình 1)
- Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm
- Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.
Hình 1
Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.
Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.
Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.
II/ THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO RẮN ĂN:
Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.
- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.
- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn (hình 2)
- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông). (hình 2)



Hình 2
Nuôi rắn sinh sản cho lãi cao, đầu tư ban đầu và chi phí chăn nuôi không nhiều. Tuy nhiên, việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.
III/ KỸ THUẬT CHỌN VÀ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG RẮN SINH SẢN:
- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối (hình 3)
- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.
- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.
- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng (hình 4)


  Hình 3,4
IV/ KỸ THUẬT ẤP TRỨNG VÀ NUÔI DƯỠNG RẮN CON:
- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở (hình 5)
- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.


Hình 5
V/ CÁCH NUÔI RẮN CON:
- Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.
- Rắn con để nuôi hiện có giá từ 50.000- 70.000đ/01con. Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.
VI/ VỆ SINH CHUỒNG VÀ PHÒNG BỆNH CHO RẮN:
Công việc quản lý vệ sinh chuồng trại cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn đến thiệt hại. Thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi.
Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.
Rắn Long Thừa là loài rắn ít bị bệnh hơn các loài rắn khác, song trong quá trình nuôi đôi lúc rắn cũng bị bệnh tiêu chảy.
→ Khi rắn bị tiêu chảy, cách nhận biết như sau:
Hàng ngày dọn vệ sinh chuồng cho rắn, khi quan sát thấy số lượng phần ăn của rắn giảm, có hiện thượng phân hôi, nhão đó là bệnh tiêu chảy.
→ Để điều trị bệnh này ta áp dụng biện pháp sau:
Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn đáy chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của rắn).
VII/ GIÁ THÀNH CỦA RẮN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY:
Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán không những vi phạm Luật bảo tồn động vật hoang dã, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, do rắn hoảng sợ, giảm sức khỏe, tổn thương khi bị đuổi bắt, rắn chậm lớn, thất thoát cao. Nhưng thông qua mô hình nuôi rắn sinh sản này, người dân không còn bắt rắn con ngoài tự nhiên đem về nuôi, mà người nuôi trước nhân giống, chuyển giao kỹ thuật và bán giống cho người sau. Nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột” phá hoại mùa màng tại địa phương, đồng thời đây lại là biện pháp giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn.
Nếu như trước đây đối với đa số người dân rắn là nỗi sợ hãi thì hiện nay thông qua việc nuôi rắn, chúng như những người bạn trong mỗi gia đình. Với việc nuôi rắn trong chuồng, tiếp xúc với rắn hàng ngày tạo cho rắn thân thiện với con người. Có thể nói, con rắn đối với người dân rất quan trọng, bởi vì ngoài giá trị làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, rắn còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.
- Trọng lượng rắn nuôi trong một năm bình quân khoảng 1,3kg/01 con, với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm.
* Đối với việc bán giống: rắn con (khoảng 01 tuần tuổi) được xuất chuồng dưới dạng rắn giống với giá thành từ 50.000- 70.000đ/01con. Như vậy, nếu nuôi 100 con rắn giống cái, sau một lứa đẻ có thể mang về cho người nuôi khoảng 84 triệu đến 119 triệu (chưa trừ chi phí ban đầu).

Mô hình nuôi rắn Long Thừa trong chuồng có ưu điểm là phù hợp với vùng nông thôn và hoàn cảnh kinh tế của đại đa số nông dân: do vốn đầu tư ít, sử dụng thời gian nhàn rỗi, lại tận dụng nguồn thức ăn từ đồng ruộng và tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng nên hiệu quả thu được từ mô hình này là khá cao. Ngoài ra, ngoài việc kinh doanh, bà con nông dân nuôi rắn còn dùng để cải thiện bữa ăn gia đình. Hiện nay tại xã Lộc Ninh bà con nông dân đã thành lập câu lạc bộ nuôi rắn. Tuy nhiên, mong muốn của bà con hiện nay là các ngành chức năng xem xét nghiên cứu có giải pháp cấp giấy phép để hợp pháp hóa việc nuôi rắn của bà con nhằm mở rộng mô hình và phát triển ngành nghề này ở địa phương, mang lại cơ hội làm giàu cho người chăn nuôi, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế ở vùng nông thôn.

TRẦN THỊ THANH THÚY
Nuôi rắn long thừa
Thứ Hai, 14/02/2011 09:39
Gần đây, người dân vùng Đồng Tháp Mười có thêm nguồn thu nhập nhờ nuôi rắn long thừa. Đây là loại rắn không có nọc độc, sống hoang dã, nhưng dễ nuôi. Một số người nuôi rắn lâu năm khẳng định nuôi rắn long thừa có thể ổn định cuộc sống. Rắn giống con và rắn thịt hiện nay không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường.
Rắn đã nuôi được hơn 1 tháng.

Ông Mười Long, ở xã Tân Lập, Tân Thạnh (Long An), cho biết trong lần đi thăm người quen ở Tây Ninh, “thấy mô hình nuôi rắn bắt ham”. Rắn dễ nuôi, lại cho thu nhập cao nên mua về nuôi thử. Thức ăn cho rắn chỉ là cóc, nhái, ếch, chuột,... tự tìm kiếm ngay đồng ruộng sau nhà.

Nghề nuôi rắn cho thu nhập cao, song đây lại là nghề nguy hiểm. Nếu người nuôi bất cẩn, có thể bị rắn cắn bất cứ lúc nào. Vì vậy, để tránh rủi ro, người nuôi cần trang bị đầy đủ những kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng chuồng trại chắc chắn, có biện pháp giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cho rắn khi thời tiết thay đổi. Muốn nuôi rắn, trước hết phải xây chuồng xi măng (hoặc đóng bằng gỗ) và gắn mành mành sắt cho rắn đừng bò ra ngoài.
 
Một chuồng có kích thước 1m x1,5m x 0,7m có thể nuôi chung từ 6- 7 con rắn. Mỗi ngày cho rắn ăn một lần, bơm nước cho rắn tắm và rửa chuồng để tránh mùi hôi. Đặc biệt phải xin cấp giấy phép nuôi.

Ông Mười đã đầu tư chuồng và 100 con giống. Ông cho biết giá rắn giống khá đắt, khoảng 100.000 đ/con giống. Rắn lớn mau, nuôi giáp năm đạt trọng lượng từ 1,2- 1,3 kg/con có thể xuất chuồng bán rắn thịt. Trọng lượng rắn có thể đạt tới 6 kg/con, nếu nuôi với thời gian dài. Theo người nuôi rắn, sau khi trừ chi phí (tiền chuồng trại, thức ăn, điện...) có thể đạt mức lợi nhuận gấp 3- 4 lần chi phí ban đầu. Hiện giá rắn trên thị trường 500.000- 700.000 đ/kg.

Theo LÝ AN (Vĩnh Long Online)
1.   Nhận biết và kỹ thuật nuôi rắn hổ trâu (long thừa)
Rắn long thừa là loại rắn sống trên cạn, to và dài, có con nặng tới 10kg, dài 3,5m. Chúng không có nọc độc, thức ăn thường là động vật nhỏ như cóc, ếch nhái, chuột, gà vịt... Ở Tây Nam bộ gọi là hổ hèo, Đông Nam bộ gọi là long thừa, miền Trung có nơi gọi là ráo trâu, miền Bắc là hổ trâu. Theo tôi đúng nhất là hổ vện vì trên mình nó có vằn vện từ đầu đến đuôi như vằn con chó vện vậy. Đây là một loài rắn có giá trị kinh tế cao, giá hiện giờ từ 400.000-500.000đ/kg. Là loại rắn rất dễ nuôi và tôi đã nuôi trên mười năm nay. Hiện tôi đã cho sinh sản ra rất nhiều rắn con giống và rắn thịt thương phẩm loại 1 từ 1,2kg/con trở lên. Nếu bạn có nhu cầu về con giống và kỹ thuật nuôi xin liên lạc với tôi qua số điện thoại: 0907938476.
Theo Báo NNVN

2.   10-20-2011 10:57 AM #2
nam đang ẩnJunior Member
Tham gia ngày
Oct 2011
Bài gửi
1
Credits
0
Mặc địnhRe: Nhận biết và kỹ thuật nuôi rắn hổ trâu (long thừa)
Chào anh .... Xuân Vũ!
Tháng 12 năm 2010 em có mua của anh 10 con rắn Long thừa về nuôi thử nghiệm, nói chung là rất khả quan, bình quân mỗi con ký tám à. Với trang trại, vốn và một ít kinh nghiệm nuôi rắn Long thừa nên em dự tính năm nay em nuôi mở rộng thêm 200 con nữa. Anh tư vấn thêm cho em cách nuôi bán hoang dã với được không?

Hiện tại em có 01 ô vuông diện tích mỗi ô là 12mX40m, tường cao 2,5 mét có gờ, trong mỗi ô được thiết kế nhà sàn gỗ lợp Proximang, có hai hồ nước lớn, 01 hộc gỗ xếp ô xen kẻ để rắn ở, rau và cỏ mọc rất tốt, rất thuận tiện cho việc nuôi rắn..... Song số rắn em mua của anh về nuôi trong đó rất béo, khỏe nhưng không chịu đẻ anh ạ!
Hình được đính kèm
o    Kiểu file: jpgP1000138.jpg‎ (97,5 KB, 5 xem)
o    Kiểu file: jpgP1000115.jpg‎ (94,1 KB, 5 xem)
Nuôi rắn long thừa phải đăng ký với Kiểm lâm
Cập nhật ngày: 09/05/2010 22:38:17
Nuôi rắn long thừa phải đăng ký với ngành Kiểm lâm
Một người dân ở xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu cho biết, vào năm 2003, trẻ em trong xóm bắt được hai con rắn long thừa con cầm đi chơi. Thấy loại rắn này hiền lành ông mua về nuôi thử. Rắn khá dễ nuôi, lớn cũng nhanh. May mắn là cặp rắn ấy lại có một con đực, một con cái. Sau đó rắn cái đẻ được một chùm trứng. Ông đem trứng vùi trong cát ấp thử. Khoảng hai tháng rưỡi sau trứng nở được hơn 10 con. Rồi rắn mẹ đẻ, rắn con đẻ, vài năm sau chuồng rắn long thừa nhà ông có cả trăm con.
Nhiều người biết ông nuôi rắn đến hỏi thăm và mua rắn con về nuôi. Từ đó ông vừa bán rắn con, vừa để nuôi bán rắn thịt. Thức ăn cho rắn chỉ là cóc, nhái, ếch, chuột do gia đình ông tự tìm kiếm, nên chi phí rất thấp. Nhờ vậy mà thu nhập gia đình ông cũng khá. Gần đây do thức ăn cho rắn bắt đầu khan hiếm hơn, ông không nuôi rắn thịt nữa mà chuyển hẳn sang nuôi rắn giống, bán rắn con.
Theo người nuôi rắn long thừa ở Cẩm Giang, những hộ nghèo sống bằng nghề làm thuê, nuôi thêm khoảng một chục con rắn long thừa giống, tranh thủ thời gian ban đêm đi soi nhái, ếch, cóc về cho rắn ăn, thì bán rắn giống hay rắn thịt đều có thể có thu nhập đáng kể.
Do rắn long thừa dễ nuôi, dễ bán và góp phần ổn định cuộc sống gia đình, nên những năm gần đây phong trào nuôi rắn long thừa ở tỉnh ta khá mạnh. Hầu như huyện nào cũng có người nuôi loại rắn này. Tuy nhiên, đa số người nuôi còn mang tính tự phát, và không đăng ký với ngành chức năng.
Một cán bộ lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cho biết, hiện nay ở tỉnh Tây Ninh có trên 200 cơ sở nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) vì mục đích sinh sản và thương mại, có đăng ký với ngành chức năng, gồm các loại như: rắn, kỳ đà, cá sấu, ba ba, nhím, rùa, heo rừng… Trong đó chỉ có 22 hộ đăng ký nuôi rắn. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát thực tế của ngành chức năng, hiện nay trên địa tỉnh có tới hơn 300 hộ nuôi rắn long thừa, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 20 con rắn giống sinh sản. Tập trung nhiều nhất là ở các xã Bàu Năng, Phước Minh, Suối Đá (Dương Minh Châu)… Phần lớn số hộ nuôi rắn là những hộ nghèo, nuôi tự phát, không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, nguồn gốc rắn không rõ ràng, đa số bắt ngoài tự nhiên và mua bán trôi nổi, không có sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước.
Rắn long thừa là loại ĐVHD thuộc nhóm IIB. Nhóm này Nhà nước khuyến khích gây nuôi vì mục đích sinh sản và thương mại. Nhưng người gây nuôi phải đảm bảo các điều kiện có chuồng trại đảm bảo an toàn; đảm bảo vệ sinh môi trường, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Và phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật tất cả mọi trường hợp gây nuôi ĐVHD trái phép đều bị xử phạt hành chính và tịch thu tang vật, phương tiện.
Theo cán bộ lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, người chăn nuôi rắn long thừa đăng ký với Chi cục Kiểm lâm không phải tốn một khoản lệ phí nào cả. Việc đăng ký nuôi rắn có lợi cho người nuôi là sẽ tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, hợp pháp, được ngành chức năng hỗ trợ về kỹ thuật. Đồng thời ngành chức năng dễ kiểm tra chuồng trại, kiểm tra về vệ sinh môi trường, hạn chế tác động tiêu cực đến cộng đồng xã hội.
D.H
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân:
- Địa chỉ: ẤP BÀU ĐIỀU- PHƯỚC THẠNH -CỦ CHI-TPHCM
- Tel, Fax: 0903027776- 0906565149
- email:
================================
TRẠI NHÍM GIA HUY CỦ CHI
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NUÔI RẮN LONG THỪA
RẮN LONG THỪA ( RÁO TRÂU, HỔ HÈO ) RẤT DỄ NUÔI VÀ DỄ SINH SẢN , KHÔNG CÓ NỌC ĐỘC, HIỀN GIỐNG NHƯ TRĂN NUÔI
RẮN NUÔI TỐT KHOẢNG 8-10 THÁNG TUỔI LÀ BẮT ĐẦU SINH SẢN 1 NĂM 2 LẦN , MỖI LẦN TRÊN 10 TRỨNG , ẤP KHOẢNG 70 NGÀY LÀ NỞ , TỈ LỆ NỞ : 90%
CHỈ CẦN NUÔI THÊM VÀI CẶP ẾCH THÁI BỐ MẸ LÀ NGUỒN THỨC ĂN TỰ CHỦ , LỢI NHUẬN CÀNG CAO
GIÁ RẮN THỊT : 700.000/ KG
GIÁ RẮN CON : 90-100.000/ CON 1 TUẦN TUỔI
THƯƠNG LÁI TÌM ĐẾN NHÀ ĐỂ THU MUA ,CON GIỐNG CŨNG KHAN HIẾM , NÊN ĐẦU RA LÀ KO PHẢI LO LẮNG
TRANG TRẠI CHÚNG TÔI NHẬN CUNG CẤP RẮN CON GIỐNG
BÀ CON NÔNG DÂN TÂY NINH ĐANG HỐT BẠC VÌ MÔ HÌNH KHÁ MỚI MẺ NÀY
HY VỌNG SẼ MỞ RA 1 TRANG LÀM ĂN KINH TẾ MỚI  CHO BÀ CON CÁC TỈNH GẦN XA
HÂN HẠNH ĐƯỢC HỢP TÁC
ĐT: 0906565149
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: cá nhân TRƯỜNG XUÂN VŨ
- Địa chỉ: LONG AN
- Tel, Fax: DTS 0907938476
- email: XUANVU_DOITHUONGT@YAHOO.COM.VN
================================
 tôi  đã nuôi được rắn ráo trâu (long thừa,rắn ráo,hổ vện ,hổ hèo) sinh trưởng,sinh sản và ấp trứng nở ra con con rất tốt ,và nuôi từ lồng, chuồng,nay tôi đã nuôi với mô hình bán hoang dã
 Tuy đã nuôi khoản 10 năm nhưng chưa có đồng nghiệp ,vẩn thấy đơn côi trong nghề nghiệp ,vậy anh,chị,em,và bà con nào có thích nuôi rắn này xin liên lạc với mình số dt0907938476,vì  mình muốn trao đổi và học hỏi kinh nghiệm thêm ,mong ace ,bà con có sở thích,hay đang  nuôi rắn ráo trâu   ,hãy liên lạc với tôi và tôi rất muốn thành lập hội nuôi rắn ráo trâu
   thân ái xin chào
 XUÂN VŨ
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân:
- Địa chỉ: ẤP BÀU ĐIỀU- PHƯỚC THẠNH -CỦ CHI-TPHCM
- Tel, Fax: 0903027776- 0906565149
- email: NG-CHAU@TAKAKO*********COM
================================
TRẠI NHÍM GIA HUY CỦ CHI
( HỆ THỐNG NHIỀU TRẠI NHÍM GIA ĐÌNH )
CHUYÊN GÂY NUÔI SINH SẢN NHÍM BỜM CHÂU Á
CHUYÊN GÂY NUÔI SINH SẢN RẮN LONG THỪA
NHẬN CUNG CẤP CON GIỐNG CÁC LOẠI
NHÍM CON 2 THÁNG TUỔI : 14T/ CẶP
NHÍM LỨA 4-6 THÁNG: 16-18T/ CẶP
NHÍM TRƯỞNG THÀNH 10-12 THÁNG ( ĐANG PHỐI GIỐNG )
20-25T/ CẶP
NHÍM BỐ MẸ ĐÃ ĐẺ : 26-28T/CẶP
RẮN CON : 110.000/CON
GIẤY TỜ HỢP LỆ- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI SINH SẢN
BAO TIÊU SẢN PHẨM
ĐT : 0906565149-0903027776
( QUA CẦU VƯỢT CỦ CHI THẲNG VỀ HƯỚNG TÂY NINH 7KM, ĐẾN NGÃ TƯ CHỢ PHƯỚC THẠNH QUẸO PHẢI VÀO TỈNH LỘ 7 KHOẢNG 1.5KM)
HÂN HẠNH ĐƯỢC ĐÓN TIẾP QUÝ BÀ CON
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân:
- Địa chỉ: ẤP BÀU ĐIỀU- PHƯỚC THẠNH -CỦ CHI-TPHCM
- Tel, Fax: 0903027776- 0906565149 ::: FaX
- email: NG-CHAU@TAKAKO*********COM
================================
HỆ THỐNG TRẠI NHÍM GIA ĐÌNH GIA HUY
GÂY NUÔI SINH SẢN NHÍM BỜM
GÂY NUÔI SINH SẢN RẮN LONG THỪA ( RÁO TRÂU,HỔ VỆN )
NHẬN CUNG CẤP NHÍM GIỐNG CÁC LOẠI ( NHÍM CON , NHÍM LỨA, NHÍM TRƯỞNG THÀNH , NHÍM BỐ MẸ ĐÃ SINH SẢN )
NHẬN CUNG CẤP RẮN CON GIỐNG : 90.000/CON
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TẬN TÌNH
GIẤY TỜ KIỂM LÂM HỢP LỆ
ĐT: 0903027776- 0906565149
( QUA CẦU VƯỢT CỦ CHI THẲNG VỀ HƯỚNG TÂY NINH KHOẢNG 7KM, ĐẾN NGÃ TƯ CHỢ PHƯỚC THẠNH QUẸO PHẢI VÀO 1.5KM)
CON RẮN LONG THỪA

Tôi XUÂN VŨ là một nông dân nghèo sống ở kv2 thị trấn đông thành huyện đúc huệ tỉnh long an .Với sự đam mê và yêu thích con rắn nên tôi đã đến với con rắn long thừa đã trên mười năm .Rắn long thừa còn có nhiều tên gọi khác nhau theo từng địa phương chúng sống như hổ trâu,hổ hèo,hổ vện,ráo trâu …Là loài rắn sống trên cạn không có nọc độc, chiều dài thân có con dài đến 4 mét nặng tới 12 kg ,nhưng ta thường gặp với trọng lượng 1,5kg đến 2 kg thôi
Tôi đã nuôi sinh trưởng và sinh sản thành công loài rắn này
Thật ra chúng rất dể nuôi ,nếu mình biết 1 vài đặc tính của nó ,là thú hoang dã mới được thuần dưởng nên ít nhiều trong chăn nuôi còn gặp rất nhiều trở ngại ,sau đây là 1 số kinh nghiệm mà tôi,nước uống đầy đủ ,lồng đóng bằng gổ tốt đã rút ra từ thời gian thăng trầm với loại rắn này .Nay tôi đã có trong tay vài trăm con rắn bố mẹ, và mổi năm xuất bán trên 10 ngàn con giống 1 ngày tuổi
Nuôi nhốt có nhiều cách nuôi
- Nuôi trong chuồng,lồng,và nuôi bán hoang dã
- Chuồng tận dụng chuồng heo củ ,trên lợp lưới sắt và bên trong làm một ngăn gác cho rắn trèo lên nằm nghỉ ,6m2 chuồng có thể nuôi được 30con
- Lồng ,hình chử nhựt dài 2m,ngan 1m,cao1m có thể nuôi từ 10 đến 15 con ,trong lồng có 1 ngăn gácđể chúng nghỉ ngơi ,mán ăn nhất
- Còn 1 cách nuôi nửa khá đặc biệt và tốn nhiều công suất nhưng đem lại hiệu quả rất cao ,nuôi 1 con /1 hầm ,xây hộc bằng xi măng dài 90cm,ngan 40cm,cao25cm ,âm xuống đất trên có 1 lổ để cho thức ăn và nước cho rắn uống ,cách nuôi này làm cho con rắn ít hoạt động ,mau lớn và kiểm tra dể dàng
- Nuôi bán hoang dã ,xây tường rào xunh quanh cao 2m có gờ ra 30cm để chặn những con quá dài bò thoát ra ,đụng vào gờ tol không thoát được ,trồng cây cỏ ,tạo môi trừơng thiên nhiên ,có 1 hồ nước ,cho rắn và ếch nhái uống tụ do .Trong chuồng lợp 1 mái nhà sàn được phủ kín bằng là dừa nước để cho mát mẻ là nơi trú ẩn và đẻ trứng ,nếu trời nắng nóng thì rắn nằm dưới nền nhà sàn ,còn mưa nước thì leo lên sàn
- Nói chung nuôi kiếu nào cũng tốt ,nhưng phải thoát mát là được ,ở miền nam không cần tránh rét ,chỉ lo cho thóang mát mà thôi ,nhiệt độ xuống 25 độ rắn không ăn trên 35 độ rắn bịnh và chết .Nhiệt độ tốt cho rắn là 30 -32 độ - Rắn nuôi 12 tháng tuổi nếu nuôi tốt có thể sinh sản .lứa đầu đẻ từ 7 đến 12 trứng một năm nuôi tốt đẻ 3 lần ,những con lâu năm lớn để tới 30 trứng 1 lần
- Âp trứng tùy theo cách ấp ,ấp hầm đất 60 nở ,ấp thùng ,lu 70 ngày nở ,ấp ủ cát +đất+lá mục 90 ngày nở .
- Rắn để từ tháng 6 âl đến tháng 11âl ,tập trung vào tháng 9 và tháng 10 âl
- Con mới nở cho uống nước tự do ,khoản 7 ngày là lột da lần đầu tiên rồi mới cho ăn ,thức ăn là nhái ,cóc ếnh con …
Thức ăn là ếch, nhái ,cóc ,chim ,chuột ,gà,vịt,động vật nhỏ…Cứ 4 kg thức cho ra 1 kg rắn ,ba ngày cho ăn 1 lần ,tránh đút nhét làm cho rắn quá no Hiện nay giá 1 con giống mới nở là 80.000d ,nuôi tốt 1 năm có thẻ đạt từ 1,5kg đến 2kg/con ,giá rắn thương phẩm hiện này là 480.000d /1kg tại miền nam ,ngoài bắc sẽ cao hơn nhiều
BỆNH CỦA RẮN hiện nay chưa có biết về bịnh của rắn ,chỉ đoán và tri thuốc của người
Bịnh thường gặp là lở lét do xây xác chuồng trại , bịnh sên sán do ăn ếch nhái có sên ,diêm phổi do nhiệt độ quá cao hay quá thấp ,tiêu chảy do thức ăn nước uống không sạch .thì trị bằng thuốc trị bịnh của người. RIÊNG BỆNH DIÊM PHỔI là không trị được ,bịnh này làm cho rắn mất màu,da từ nâu đen chuyển sang vàng nhạt ,gầy ốm rồi chết ,miệng có nước nhờn chảy ra có khi có mủ ,tuy chưa trị được nhưng có thể ngừa được
Trong nuôi rắn chủ yếu là phòng cao hơn trị ,với những bịnh trên ta có thể trách bằng cách phòng ngừa ,ngoài ra chưa thấy có bịnh gì khác
Đây là những hiểu biết cúa tôi trong thời gian nuôi rắn long thừa ,tôi biết không bao giờ đầy đủ nhưng giúp cho những ai chưa và muốn nuôi lọai rắn này ,vài ý nghỉ của mình
Tôi tên Nguyễn Trường Xuân Vũ ở long an sdt 09 07 938 476
Rắn long thừa đẻ tập trung vào tháng 6,7,8,9,10, nhiều nhất vào tháng 7,8,9, và có 1 số ít đẻ vào tháng 3 al, tháng 4 bắt đầu giao phối
Và hiện nay tôi đã nuôi thành công luôn rắn ri voi , có nơi còn gọi là ri cá, ri tượng, ri hồ tượng vv .Đang bán con giống các loại từ mới đẻ 1 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi, con nhở, con bố mẹ sdt liên lạc 0907938476 gặp xuân vũ , hân hạnh được làm quen và trao đổi kinh nghiejm với các bạn

Nuôi và sinh sản rắn Long Thừa


Ngày đăng: 02/11/2011
Theo Hiếu Cầu/Báo NNVN


Nuôi rắn Long Thừa
Những năm gần đây phong trào nuôi rắn long thừa (ráo trâu) ở xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh phát triển rất mạnh. Đặc biệt, do nguồn ếch ngoài thiên nhiên ngày một cạn kiệt, người dân đã thực hiện thành công việc nuôi ếch để làm thức ăn cho rắn.
Nuôi rắn Long Thừa
Ông Nguyễn Văn Nhành - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh cho biết: Vài năm trở lại đây, con rắn long thừa không chỉ đơn thuần dùng để ngâm rượu mà thịt rắn còn là món ăn đặc sản, xuất hiện nhiều ở các nhà hàng lớn. Thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu ngày càng mạnh, khiến phong trào nuôi rắn phát triển rộng khắp trong địa bàn toàn tỉnh. Hiện rắn được tập trung nuôi nhiều nhất ở xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu. Để chủ động nguồn thức ăn cho rắn, người dân còn chủ động thực hiện nuôi ếch làm mồi, giúp giảm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận.
"BÀ ĐỠ" RẮN
Anh Nguyễn Văn Lực, ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh, người tiên phong nuôi và cho sinh sản rắn long thừa, cho biết: Năm 2005, tình cờ anh đi thăm một người bạn ở Chà Là, vô nhà thấy anh bạn đang vắt trên cổ mấy con rắn đen trũi, to bằng cổ tay, thoạt nhìn thấy cũng hơi rùng mình. Hỏi ra mới biết đó là rắn long thừa, ở miền Bắc gọi là rắn ráo trâu, Đông Nam bộ gọi là hổ vện, người dân đồng bằng sông Cửu Long kêu là hổ hèo…
 Đây là loài rắn lành, không có đôi răng nanh và nọc độc. Biết nuôi sẽ cho kinh tế cao, anh hỏi ngay kinh nghiệm và mua được 26 rắn con về nuôi thử. Anh Lực cho hay, lúc đầu do kém kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm, đàn rắn bị chết dần. Không nản chí, anh lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm nuôi. Nhờ làm chuồng trại và chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn rắn phát triển tốt. Chỉ sau mấy tháng, đàn rắn đã đẻ trứng lứa đầu.
Một lần nữa, anh lại mày mò nghiên cứu học hỏi cách ấp nở trứng rắn, và những cố gắng nỗ lực của anh đã được đền đáp bằng mẻ trứng nở đầu tiên với tỷ lệ đạt 80%. “Tâm trạng của tôi lúc đó mừng hết lớn”, anh Lực nói. Anh tiếp tục học, áp dụng KHKT vào chăn nuôi, nên không những nuôi tốt mà còn cho rắn đẻ và ấp nở đạt tỷ lệ cao. Đến nay, cơ sở của anh trở thành nơi chuyên sản xuất rắn giống và rắn thương phẩm. Hiện nay trại rắn của anh có trên 1.000 con, trong đó có 500 con rắn bố mẹ.
Anh Lực chia sẻ, rắn long thừa rất dễ nuôi, ít bệnh tật. Thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, chuột… Muốn cho rắn sinh sản, trước hết phải biết phân biệt con đực và con cái bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài: Con cái dáng tròn, màu sắc bóng mượt; con đực thân hình gần giống tam giác, đuôi to. Rắn nuôi được 1 năm bắt đầu đẻ, cần nhốt chung tỷ lệ 1 đực, 1 cái. Mỗi năm rắn đẻ 2 lứa, lứa đầu từ tháng 6 – 7 âm lịch; lứa thứ hai từ tháng 11 – 12 âm lịch, mỗi lứa con cái đẻ từ 15 – 16 trứng.
Trước đây anh ấp trứng bằng thùng xốp và cát, tỷ lệ trứng nở không cao lắm, bây giờ chuyển sang ấp bằng lu và đất cát tỷ lệ trứng nở cao hơn. Cách ấp cũng đơn giản, cho đất cát vào lu khoảng 20 – 30cm. Sau khi rắn đẻ thu trứng xếp vào lu, lấy miếng vải đậy và buộc kín miệng lu. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở từ 28 – 29oC, từ khi ấp tới khi trứng nở là 75 ngày. Lưu ý trong thời gian ấp phải kiểm tra nhiệt độ trong lu, nếu trời nắng nóng nhiệt độ cao, phải tưới nước vào đất hoặc dùng quạt để hạ nhiệt. Nếu trời lạnh có thể dùng đèn điện để tăng nhiệt độ, ấp theo phương pháp này trứng nở đạt từ 92 – 95%.
Sau khi rắn nở được 3 ngày, bắt đầu cho ăn nòng nọc, rắn lớn sẽ cho ăn ếch lớn dần theo ngày tuổi. Rắn nở sau 15 ngày là xuất bán được. Rắn thương phẩm (loại 1,6 kg trở lên) hiện bán 880.000đ/kg, rắn giống bán từ 180.000 - 200.000đ/con; rắn giống sản xuất ra chưa đủ bán.
NUÔI ẾCH LÀM MỒI
Mô hình “nuôi ếch làm thức ăn cho rắn” của anh Lực được chính quyền địa phương đánh giá rất cao và đã đoạt giải 3 trong hội thi sáng tạo KHKT tỉnh Tây Ninh năm 2009. Từ mô hình này, nhiều hộ chăn nuôi áp dụng rất thành công.
Anh Lực tâm sự, khi người nuôi rắn càng nhiều, thì tổng đàn rắn càng tăng. Nguồn ếch bắt ngoài thiên nhiên làm mồi ngày càng cạn kiệt. Để giải bài toán khó về thức ăn, anh Lực chạy ngược chạy xuôi tìm kiếm và mua được 1 cặp ếch bố mẹ (giống Thái Lan) mang về nuôi và cho sinh sản để làm thức ăn cho rắn.
Theo tính toán của anh Lực, trại rắn của anh chỉ cần mua 1 cặp ếch giống với giá 140.000đ, chúng đẻ được khoảng 2.000 trứng và nở ra ếch con. Ếch đẻ rất nhanh, cứ 15 ngày đẻ 1 đợt. Thịt ếch có hàm lượng đạm và canxi rất cao, rắn ăn mau lớn, phát triển tốt. Cách cho rắn ăn cũng rất đơn giản, trại rắn của anh 1 tuần cho ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 20 kg ếch, 1 tháng 160 kg ếch. Giá ếch ngoài thị trường hiện nay là 40.000đ/kg, thì với việc nuôi ếch làm thức ăn cho rắn, 1 tháng anh tiết kiệm được 6,4 triệu đồng
Thoát nghèo nhờ nuôi rắn long thừa
14:30:00 15/10/2010
Từ TP HCM, biết tin nhiều hộ dân nghèo khó ở đảo Nhím (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhờ nuôi rắn mà thoát khỏi cơn bĩ cực của sự khó nhọc, chúng tôi lập tức lên đường.
Trước khi đi sâu vào nghề nuôi rắn long thừa, ông Hùng - người lái đò cũng là chủ “trang trại” rắn và những cư dân đảo Nhím cùng đi trên đò cho biết lúc cao điểm, đảo Nhím có cả trăm hộ dân, sống tách biệt với cộng đồng do đảo nằm giữa lòng hồ Dầu Tiếng. Những năm trước, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào việc đánh bắt cá ở lòng hồ, mà lượng tôm cá ngày càng cạn kiệt trước quá nhiều tay lưới với lối khai thác hủy diệt bằng chất nổ, lưới cào nên cuộc sống của người dân ở đảo rất khó khăn.
Năm 2003, trước chủ trương di dời của huyện để biến đảo thành khu du lịch sinh thái, cuộc sống người dân ở xã bị xáo trộn. Về nơi ở mới tại ấp Đồng Kèn cách đảo đến 7km được một thời gian nhưng không có đất sản xuất, vậy là nhiều hộ dân lại kéo về đảo, tiếp tục sống bấp bênh theo kiểu "no bữa nào, hay bữa nấy" với việc buông lưới, giăng câu, soi ếch nhái.
"Người tiên phong ở đảo nuôi rắn là vợ chồng ông Gồng - Đò. Khoảng giữa năm 2007, ông Gồng bắt được con rắn long thừa nặng khoảng 200 gram được lái trả 150.000 đồng. Lúc ông định bán thì bà Đò cản lại. Nghề nuôi rắn long thừa ở đảo Nhím phát triển từ đó".
Sau khoảng 30 phút tiến ra giữa mênh mông biển nước, đò cập bến. Trên đường đưa chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Gồng, chị Võ Thị The, 46 tuổi khoe gia đình chị hiện có 3 chuồng rắn sắp xuất cho lái, mỗi chuồng có 20 con, mỗi con tính bình quân 500.000 đồng thì chị cũng sắp có khoản tiền 30 triệu đồng. Chị The nhẩm tính: "Chủ yếu là lấy công làm lời. Tối tối mình chịu khó đi soi chuột cho rắn ăn. Nếu nuôi giỏi thì khoảng 1 năm xuất chuồng được rồi".
Nhà vợ chồng ông Gồng - Đò cùng nhiều hộ dân khác nằm trên gò đất cao. Tuy ngó bề ngoài lụp xụp nhưng đôi vợ chồng này đang sở hữu hàng trăm con rắn mà theo nhẩm tính của cư dân xóm đảo trị giá xấp xỉ 100 triệu đồng.
"Rắn long thừa còn gọi là rắn hổ hèo" - ông Gồng cho biết: "Nếu như dân miền Tây thịnh hành việc nuôi rắn ri voi thì ở đây bà con mặn mà với con rắn hổ. Giống rắn này cắn không chết người, từng có rất nhiều ở đảo Nhím nhưng do có giá trị nên bị săn bắt bừa bãi, số lượng hiếm dần".
Vợ chồng ông Gồng với những con rắn long thừa quý hiếm được nuôi thành công trên đảo Nhím.
Bà Đò nhớ lại: "Hồi giờ chỉ quen bắt sẵn ngoài tự nhiên, nay bắt tay vào việc nuôi rắn, nói thiệt hồi hộp lắm. Được cái giống rắn này dễ nuôi, mau lớn. Nuôi được 1 tháng, thấy nó tăng trọng nên vợ chồng tôi mừng lắm, đi soi hễ bắt được là về thả vào chuồng bọc lưới mắt cáo nuôi lớn. Vợ chồng tôi tính chuyện cho chúng đẻ bằng cách nhốt con đực với con cái lại với nhau, ai ngờ chúng đẻ trứng, rồi ấp con. Con giống nhiều, vợ chồng tôi phần nuôi bán thịt, phần bán cho bà con xung quanh cùng nuôi. Riết giờ bà con ở đảo nhà nào cũng có vài chục con làm vốn".
Theo ông Hồ Quốc Thạch (Trưởng ấp), thời gian đầu việc nuôi rắn trong điều kiện nhốt lồng của bà con gặp một số trở ngại. Qua một thời gian trải nghiệm, người dân đảo Nhím có thể nuôi rắn trong nhiều điều kiện khác nhau, từ tận dụng lồng chuồng nuôi heo cải tạo lại hay chỉ đơn giản rào lưới mắt cáo nuôi trong điều kiện bán hoang dã. Cũng có thể nuôi bằng hầm xi măng âm đất và ấp trứng rắn trong các thùng xốp.
Ông Nguyễn Văn Đảnh, 55 tuổi, cho biết: "Nếu nuôi khéo trong 12 tháng rắn con sẽ đạt trọng lượng từ 1,5-2kg. Ở trọng lượng này giá thu vào tùy thời điểm từ 460.000-520.000 đồng/kg". Ban đầu ông Đảnh mua 4 con rắn giống về nuôi với giá 200.000 đồng. Được 1 năm sau rắn lớn, ông cho phối giống và lứa đầu cặp rắn đẻ được 25 trứng, ấp nở thành công 20 trứng. Cứ vậy mà chỉ sau hơn 2 năm gây dựng, giờ ông Đảnh có số rắn tương đương 30 triệu đồng. "Nếu chịu khó thì người nghèo nào cũng có thể thoát nghèo từ nghề nuôi rắn" - ông Đảnh bộc bạch.
Ông Hồ Thái Sơn (Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Dương Minh Châu - Tây Ninh)
Theo Sách đỏ Việt Nam, rắn long thừa thuộc loài rắn hổ, có tên khoa học là Ptyas Mucosus. Tùy địa phương mà loài rắn hổ nhưng không độc này được gọi là rắn hổ dện, rắn hổ trâu. Do vốn đầu tư ít, đầu ra ổn định, giá trị cao và quan trọng nhất là cứu nguy loài này thoát nguy cơ tuyệt chủng nên mô hình nuôi rắn được địa phương khuyến khích, tạo điều kiện. Nhờ vậy mà ngày càng có nhiều nông dân ở huyện hướng vào mô hình nuôi rắn, tập trung nhiều tại 2 xã Chà Là, Lộc Ninh. Đã có nhiều nông dân thoát nghèo, cuộc sống khấm khá nhờ mô hình chăn nuôi động vật thuộc Sách đỏ này.
TRẠI NHÍM GIA HUY CỦ CHI
CHUYÊN GÂY NUÔI SINH SẢN NHÍM BỜM
CHUYÊN GÂY NUÔI SINH SẢN RẮN LONG THỪA
NHẬN CUNG CẤP CON GIỐNG- THỊT THƯƠNG PHẨM CÁC LOẠI
KỸ THUẬT CĂN BẢN NUÔI RẮN XIN CHIA SẺ :
1/ THỨC ĂN : YẾU TỐ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU
RẮN NHỎ - RẮN LỨA CHỈ ĂN ẾCH, NHÁI , CÓC
RẮN LỚN : ĂN ẾCH NHÁI + CHUỘT
NẾU NGUỒN THỨC ĂN THIẾU RẮN SẼ CHẬM LỚN , TỐT NHẤT NÊN NUÔI ẾCH THÁI SINH SẢN HOẶC TÌM NGUỒN TỪ NHỮNG NGƯỜI CHUYÊN ĐI SOI ĐÊM
CÓC LÀ THỨC ĂN TỐT NHẤT , ĂN CÓC RẮN LỚN NHANH NHẤT VÌ KHÔNG CÓ SÊN ,LÃI
2/ CHUỒNG TRẠI :
RẮN NHỎ : 1-3 THÁNG TUỔI : CHUỒNG ƯƠM , KÍCH THƯỚC DÀI 1.5M x CAO 2M x RỘNG 0.7M  ( chia 2 tầng riêng biệt , mỗi tầng có 1 tầng lửng , đưa ra khoảng 0.4m để rắn nằm nghỉ ). mỗi tầng nuôi khoảng 50 con
RẮN LỚN : 3- 1 NĂM TUỔI : CHUỒNG CÂY HOẶC XÂY XI MĂNG , DÀI 3Mx NGANG 1Mx CAO 1M ( mặt trước + nóc + cửa phải làm bằng lưới nhò cho thoáng ) , tầng lửng đưa ra 0,5m , nền chuồng dốc về 1 hướng để thoát nước khi quét dọn
3/ ẤP TRỨNG :
LẤY LU NHỎ CHO ĐẤT VÀO KHOẢNG NỬA LU ,NỆN HƠI CHẶT, TỐT NHẤT LÀ ĐẤT GÒ MỐI
LẤY TRỨNG RẮN BỎ VÀO LU , TRÊN MẶT LU CĂNG 1 TẤM VẢI MỎNG , ĐỂ LU NƠI THOÁNG MÁT
ẤP TỰ NHIÊN TRÊN 2 THÁNG LÀ RẮN BẮT ĐẦU NỞ
VÀI KINH NGHIỆM XIN MẠO MUỘI CHIA SẺ
MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ CHỈ BẢO TỪ QUÝ BÀ CON
HÂN HẠNH ĐƯỢC HỢP TÁC
ĐT : 0903027776 ( GẶP CHÂU )

THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: NHÍM GIA HUY - CỦ CHI
- Địa chỉ: ẤP BÀU ĐIỀU - XÃ PHƯỚC THẠNH -HUYỆN CỦ CHI
- Tel, Fax: 0903027776
- email:


Link: http://agriviet.com/home/threads/58067-NUOI-RAN-LONG-THUA-CAN-BIET-#ixzz1d1X52vmi

Chuyên gia nuôi rắn Long Thừa

(Dân Việt) - Với thu nhập 700-800 triệu đồng/năm, anh Nguyễn Văn Lực trở thành "đại gia" trong làng nuôi rắn Long Thừa (còn gọi là rắn ráo trâu) ở ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

“Nhà tôi có 5 người, nhưng trước đây chỉ có gần 1ha đất trồng lúa nên thu nhập chẳng dư dật. Căn nhà dột nát cũng không có tiền để sửa. Năm 2005, tôi được Công an tỉnh Tây Ninh xét cấp cho căn nhà tình thương”- anh Lực nhớ lại. Năm 2006, được Hội ND xã giúp đỡ, anh mạnh dạn vay vốn mua 26 con rắn Long Thừa về nuôi.
“Đây là loài rắn hoang dã. Nuôi gần 1 năm, trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-2kg, bán 400.000 đồng/kg, lãi trên 18 triệu đồng. Từ thắng lợi ban đầu, tôi đầu tư nuôi tiếp 100 con. Đợt đó xuất chuồng, trừ tất cả chi phí lãi trên 50 triệu đồng” - anh Lực cho biết. Để chủ động giống, anh học hỏi cách cho rắn sinh sản. Sau một thời gian ngắn, anh đã thành công.
Với kết quả này, năm 2009, anh Lực được Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Tây Ninh trao giải Ba. Cũng tại hội thi này, anh đã gặp anh Trần Văn Hoàng ở ấp Thuận Tây, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu - một chuyên gia nuôi ếch bằng cách đào ao phủ bạt. Anh Lực làm quen và học cách nuôi ếch. Từ đó, anh đã chủ động được nguồn thức ăn cho rắn.
Hiện nay, riêng rắn nái, anh Lực có khoảng 300 con. Anh tính toán: với số rắn nái này, bình quân mỗi năm anh có khoảng 7.000 trứng rắn, ấp nở thành công 6.000-6.200 rắn con.
Hiện, giá thị trường 1 rắn con là 150.000 đồng, 1kg rắn thịt giá 755.000 đồng. “Năm tới, tôi sẽ mua một miếng đất, cất lại căn nhà cho khang trang và mở rộng diện tích nuôi rắn sinh sản. Hiện nay, xã tôi có trên 100 hộ nuôi rắn, nên bán rắn giống rất chạy. Thậm chí người nuôi rắn ở các số tỉnh Cà Mau, Quảng Ninh... cũng tìm đến nhà tôi mua rắn giống, có lúc tôi phải bán luôn trứng đang ấp"- anh Lực kể.
Chiêu Lâm
1.   Cách ấp trứng rắn long thừa
Bạn lấy cái lu, thùng xốp, hay thùng gổ cũng được. bạn cho vào 20cm đất cát ẩm và để trứng lên, rồi phủ thêm 1 lớp cát ẩm mỏng nửa. cứ để thể là 75 ngày rắn sẽ nở thôi bạn à
1.   Nhận biết và kỹ thuật nuôi rắn hổ trâu (long thừa)
Rắn long thừa là loại rắn sống trên cạn, to và dài, có con nặng tới 10kg, dài 3,5m. Chúng không có nọc độc, thức ăn thường là động vật nhỏ như cóc, ếch nhái, chuột, gà vịt... Ở Tây Nam bộ gọi là hổ hèo, Đông Nam bộ gọi là long thừa, miền Trung có nơi gọi là ráo trâu, miền Bắc là hổ trâu. Theo tôi đúng nhất là hổ vện vì trên mình nó có vằn vện từ đầu đến đuôi như vằn con chó vện vậy. Đây là một loài rắn có giá trị kinh tế cao, giá hiện giờ từ 400.000-500.000đ/kg. Là loại rắn rất dễ nuôi và tôi đã nuôi trên mười năm nay. Hiện tôi đã cho sinh sản ra rất nhiều rắn con giống và rắn thịt thương phẩm loại 1 từ 1,2kg/con trở lên. Nếu bạn có nhu cầu về con giống và kỹ thuật nuôi xin liên lạc với tôi qua số điện thoại: 0907938476.
Theo Báo NNVN
1.   Nhận biết và kỹ thuật nuôi rắn hổ trâu (long thừa)
Chào anh .... Xuân Vũ!
Tháng 12 năm 2010 em có mua của anh 10 con rắn Long thừa về nuôi thử nghiệm, nói chung là rất khả quan, bình quân mỗi con ký tám à. Với trang trại, vốn và một ít kinh nghiệm nuôi rắn Long thừa nên em dự tính năm nay em nuôi mở rộng thêm 200 con nữa. Anh tư vấn thêm cho em cách nuôi bán hoang dã với được không?

Hiện tại em có 01 ô vuông diện tích mỗi ô là 12mX40m, tường cao 2,5 mét có gờ, trong mỗi ô được thiết kế nhà sàn gỗ lợp Proximang, có hai hồ nước lớn, 01 hộc gỗ xếp ô xen kẻ để rắn ở, rau và cỏ mọc rất tốt, rất thuận tiện cho việc nuôi rắn..... Song số rắn em mua của anh về nuôi trong đó rất béo, khỏe nhưng không chịu đẻ anh ạ!



Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan bằng bể xi măng


Ngày đăng: 03/06/2010
Theo Nguyệt Hạ/Báo Đồng Nai


Một số nông dân ở TP....
Hiện nay, mô hình nuôi ếch bằng bể xi măng được một số nông dân ở Đồng Nai thực hiện. Thuận lợi của mô hình này là không cần nhiều đất, nhanh thu hồi vốn và lợi nhuận đem lại khá cao.
1/ Chuẩn bị bể nuôi

- Có thể tận dụng đất dư thừa trong vườn làm bể hoặc chuồng heo đã bỏ nuôi để nuôi ếch. Bể nuôi ếch có diện tích trung bình 6 - 10m2, tường cao 1,2 - 1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy bể nên làm hơi nghiêng để dễ thay nước. Nên che lưới nylon trên bể để tránh ánh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ. Đồng thời, tránh kẻ thù gây hại như: rắn, mèo, chuột, chim cú. Chú ý, bể nuôi ếch không nên che mát hoàn toàn. Trong bể nuôi nên làm thêm một ụ nhỏ hoặc bè cao hơn nền bể 15 - 20cm đủ cho tất cả ếch trong bể có thể trú ngụ để những khi ếch không muốn dầm nước hoặc mực nước trong bể quá cao ếch bị ngộp sẽ lên đó trú.
- Mực nước trong bể nuôi chỉ để ngập một nửa thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới cho ếch, nhất là vào lúc trưa nắng.

2/ Mật độ thả nuôi

- Tháng thứ nhất chỉ thả 150 - 200 con/m2.

- Tháng thứ 2 chỉ để khoảng 100 - 150 con/m2.

- Tháng thứ 3 chỉ để 80 - 100 con/m2.

- Sau khi thả nuôi ếch được khoảng 7 - 9 ngày nên lựa những con ếch lớn vượt đàn đem nuôi riêng để tránh trường hợp con lớn ăn con nhỏ. Nước trong bể nuôi phải thay thường xuyên, có thể dùng nước sông, nước giếng, nước ao để nuôi ếch, song nước phải đảm bảo sạch.

3/ Thức ăn và cách cho ăn

- Cho ếch ăn nhiều lần trong ngày. Ếch giống từ 5 - 100 gram cho ăn khoảng 3 - 4 lần/ngày và lượng thức ăn bằng 7-10% trọng lượng của ếch.

- Khi ếch lớn 100 - 250 gram cho ăn 2-3 lần/ngày và lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng của thân.

- Ếch ăn mạnh vào lúc chiều tối và đêm nên ban ngày cho ếch ăn ít, tập trung thức ăn vào tối và đêm cho ếch. Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe bớt bị bệnh và tiêu hóa tốt thức ăn.

- Có thể dùng cá tạp băm nhỏ, cám nấu chín, thức ăn viên dạng nổi để cho ếch ăn. Ở nước ta chưa có thức ăn chuyên cho ếch, song nông dân có thể sử dụng thức ăn viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của Công ty Cargill, Blue star, Unipresident. Nếu dùng thức ăn viên nổi nên dùng loại có kích cỡ, hàm lượng protein phù hợp với độ tuổi của ếch. Cụ thể:

- Ếch từ 3-30 gram chọn thức ăn viên có kích thước 2,2 - 2,5 mm và có hàm lượng protein khoảng 35%.

- Ếch 30 - 100 gram dùng thức ăn có kích thước 3 - 4mm, hàm lượng protein là 30%.

- Ếch 100 - 150 gram sử dụng thức ăn có kích thước 5 - 6mm và hàm lượng protein khoảng 25%.

- Ếch lớn hơn 150 gram có thể dùng thức ăn có kích thước 8 -10mm và hàm lượng protein khoảng 22%.

Trung bình cứ 1 kg ếch tăng trọng hết khoảng 1,3 - 1,5kg cám viên.

4/ Phòng trừ một số bệnh hay gặp ở ếch

- Ếch nuôi trong bể xi măng có mật độ dày thường mắc một số bệnh như: lở loét đỏ chân, sình bụng, mù mắt, quẹo cổ thân có những đốm trắng. Khi mắc các bệnh này nếu không chữa trị kịp ếch sẽ chết rất nhanh. Cách phòng trừ:

- Bệnh lở loét đỏ chân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra khi bể nuôi bị dơ bẩn. Ếch bị bệnh này thường có triệu trứng ăn ít, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và góc đùi có tụ huyết. Khi mổ bụng ếch ra sẽ thấy xuất huyết trong ổ bụng. Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên thay nước và giữ nước nuôi trong bể luôn sạch sẽ. Khi phát hiện ếch có dấu hiệu bị bệnh thì dùng 5 gram thuốc Norfloxaxine trộn lẫn trong 1kg thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Hoặc dùng 3 - 5gram thuốc kháng sinh Oxytetracycline trộn trong 1kg thức ăn cho ếch ăn trong khoảng 5 - 6 ngày liên tục. Ngoài ra, ngâm ếch trong dung dịch Iodine với dung lượng 10ml/m3 nước.

- Bệnh sình bụng do 3 nguyên nhân: Ếch ăn phải thức ăn ôi, thiu hoặc cho ếch ăn quá nhiều không tiêu hóa được, nguồn nước nuôi dơ vì ít thay. Ếch bị bệnh có triệu chứng bụng trương phồng, nằm nguyên một chỗ, một số con hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên. Cách chữa trị: Ngưng cho ăn 1 - 2 ngày, làm vệ sinh sạch bể nuôi. Sau đó, trộn thức ăn với thuốc Sulphadiazine và trimethroprim với tỷ lệ 4 - 5gram/kg thức ăn và cho ếch ăn trong 5 ngày. Bệnh sình bụng ở ếch có thể phòng bằng cách: định kỳ trộn các men tiêu hóa như Lactobacillus vào thức ăn cho ếch với khối lượng 2 gram/kg thức ăn. Và phải thường xuyên thay nước, giữ bể nuôi, nước trong bể thật sạch.

- Bệnh mù mắt, quẹo cổ: Ếch mắc phải bệnh này mắt bị viêm sưng, sau đó dẫn đến mắt đục và mù cả 2 mắt. Còn bệnh quẹo cổ do cột sống ếch bị biến dạng làm cổ quẹo qua một bên, khi bệnh nặng ếch thường xuyên quay cuồng và chết. Cách chữa trị 2 loại bệnh trên là khử trùng bể bằng thuốc Iodine với liều lượng 5 - 10ml/m3 nước trong bể.
Kỹ thuật nuôi công nghiệp ếch Thái Lan (RANA RUGULOSA)
Nguồn: Tiến sĩ Lê Thanh Hùng-Giảng viên Trường Đai Học Nông Lâm,TP HCM
Đưa giống mới có giá trị kinh tế và phù hợp với môi trường là mục tiêu quan trọng của phát triển nông nghiệp ven đô thị. Ếch cung cấp cho thị trường vẫn chủ yếu dựa vào đánh bắt trong tự nhiên. Việc nuôi ếch chưa phát triển tại Việt Nam, chủ yếu là nuôi quãng canh, lệ thuộc vào con giống và thức ăn tự nhiên. Nuôi ếch thâm canh, sẽ mở rộng khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản, cũng như giảm áp lực khai thác trong tự nhiên.
Ếch đồng tại Việt Nam (RANA TIGERINA)
- Kích cỡ trung bình 150 - 200gr
- Con giống từ tự nhiên đem về nuôi
- Thức ăn là côn trùng, con mồi di động
- Khả năng thích nghi kém với điều kiện nuôi giữ và nuôi chưa có hiệu quả kinh tế
ẾchThái Lan (RANA RUGULOSA)
- Có kích cỡ lớn (200 400gr)
- Được thuần hóa từ lâu và nhập vào Việt Nam từ 2 năm nay.
- Khả năng thích nghi điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tỉnh như thức ăn viên.
Ếch Bò (RANA CATESBEIANA)
- Nguồn gốc Nam và Trung Mỹ (Cu Ba, Mexico, Braxil)
- Kích cỡ rất lớn (500 - 900gr)
- Trước đây có nhập vào Việt nam, khả năng thích nghi kém nên không phát triển.
- Có thể là sinh vật gây hại do khả năng phát triển nhanh thống trị các giống loài ếch khác.
- Là đối tượng được nuôi tại Nam Mỹ và một số quốc gia.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ẾCH THÁI LAN
Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có 3 giai đoạn:
Nòng nọc (nở từ trứng đến khi mọc đủ bốn chân): Sống hoàn toàn trong môi trường nước (21 - 28 ngày). Ăn các loài động vật phù du.
Ếch giống (2 - 50gr): Thích sống trên cạn gần nơi có nước. Thức ăn tự nhiên: Côn trùng, con nhỏ, giun, ốc. Sử dụng được thức ăn viên. Giai đoạn này ếch ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn.
Ếch trưởng thành (200 - 300gr): Sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản.
Nguồn nước nuôi ếch Thái Lan
- Độ mặn: Ếch phải nuôi nơi có nước ngọt hoàn toàn, độ mặn không quá 5 phần ngàn.
- pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5. Nước quá phèn phải xử lý vôi trước khi cho vào ao nuôi.
- Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao.
- Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25 - 32oC , tốt nhất là 28 - 30oC
Dinh dưỡng và thức ăn của ếch
Trong tự nhiên, ếch là loài ăn động vật sống. Con mồi phải di động như các loài côn trùng, giun, ốc…Kích cỡ con mồi thường phải lớn và di động. Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những loài cá ăn tạp thiên động vật. Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất.
Thức ăn ếch Thái Lan đã được thuần hoá nên sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…). Các loài ếch đồng VN, do chưa thuần hóa nên chỉ ăn những thức ăn di động như côn trùng, giun…và hoàn tòan không sử dụng thức ăn viên nổi.
CÁC MÔ HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN
- Nuôi trong bể xi măng: Thích hợp vùng ven đô thị có diện tích đất giới hạn (tận dụng chuồng trại cũ hay bể xi măng bỏ không)
- Nuôi trong ao đất: Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất khá lớn
- Nuôi trong giai (vèo), đăng quần: Thích hợp vùng có ao hồ lớn có thể vừa nuôi ếch kết hợp với nuôi cá.
1- Nuôi ếch trong bể xi măng
Bể có diện tích trung bình 6 - 30mP2P (2x3, 2x5, 3x5, 4x6, 5x6m), độ cao 1,2 - 1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy ao nên có độ nghiêng khoảng 5o để dễ thay nước. Nên che lưới nylon trên bễ để tránh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng lưới lan). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi. Mực nước trong ao khống chế ngập 1/2 - 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng.
Mật độ thả nuôi:
- Tháng thứ nhất: 150 - 200 con/mP2P
- Tháng thứ hai: 100 - 150 con/mP2P
- Tháng thứ ba: 80 - 100 con/mP2P
Sau khi thả nuôi 7 - 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những con ếch lớn vượt đàn để tránh sự ăn lẫn nhau. Khi ếch đạt trọng lượng 50 - 60gr sự ăn nhau giảm. Thường xuyên thay nước. Nước thay có thể là nước sông, nước giếng, nước ao nhưng phải đảm bảo sạch. Cho ăn nhiều lần trong ngày:
- ếch giống (5 - 100gr): 3 - 4 lần trong ngày. Lượng thức ăn 7 - 10% trọng lượng thân.
- ếch lớn (100 - 250gr): 2 - 3 lần/ngày. Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng thân
Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khoẻ và tiêu hoá tốt thức ăn. Có thể tận dụng các bể xi măng cũ để nuôi ếch Thái Lan. Khi khống chế độ sâu nước 10 - 20cm (không để mực nước quá cao, ếch sẽ ngộp nếu không lên cạn được) phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú. Giá thể cho ếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…). Phải bố trí đủ giá thể để tất cả ếch có chổ lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể). Trường hợp giữ mực nước cao 10 - 20cm có thể không cần phải che bể.
2- Nuôi ếch trong ao đất
Ao diện tích trong khoảng 30 - 300mP2P (4x8m, 5x10m, 10x20m). Ao không quá lớn khó quản lý. Có thể trải bạc nylon nơi ao không giữ nước. Rào chung quanh ao để tránh ếch nhảy ra. Có thể dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào 1-1,2m. Mực nước ao khống chế 20 - 30cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn.
Mật độ thả ếch giống nên thưa hơn nuôi trong bể ximăng 60 – 80con/mP2 Plà tối ưu trong tháng đầu. Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm nylon…). có thể dùng lục bình làm nơi cư trú cho ếch. diện tích giá thể 50% diện tích ao nuôi (khi ao không có bờ để ếch lên ở). Thường xuyên thay nước để tránh nước dơ ếch bị nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/lần). Chỉ thay nước 1/3 - ¼ tránh thay hết nước. Thức ăn viên nổi cho ăn 3 - 4 lần cho ếch giống và còn 2 - 3 lần cho ếch lớn (100gr). Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hay trên cạn.
Nuôi ếch trong ao đất ít tốn chăm sóc hơn nuôi trong bể ximăng và chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm: Tỉ lệ sống thấp hơn nuôi trong ao do khó kiểm soát dịch bệnh, dịch hại và lựa ếch vượt đàn. Ao có nhược điểm dễ bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn.
3- Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng
Giai có kích thước 6 - 50mP2P, có đáy, treo trong ao (2x3, 4x5, 5x10m). Chiều cao 1 - 1,2m. Vật liệu là lưới nylon. Giai có nắp để tránh ếch nhảy ra và chim ăn. Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (tấm nylon đục lỗ, bè tre). Tổng diện tích giá thể chiếm P2P/B3B - P3P/B4B  diện tích giai.
Mật độ nuôi trong giai tương đương nuôi trong bể ximăng (150 - 200 ếch con trong tháng đầu). Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 - 500mP2P). Dùng lưới nylon hay đăng tre bao quanh một diện tích trong ao. Mật độ nuôi trong đăng quầng (20 - 40 con/mP2P).  Thả lục bình, bè tre, nylon nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú. Diện tích giá thể P3P/B4B diện tích đăng quầng
THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ẾCH ĂN
Ếch Thái Lan sử dụng được thức ăn viên nổi ngay từ ếch con (1 tháng tuổi). Có thể sử dụng được thức tĩnh khác như cá tạp băm nhỏ, cám nấu (nhưng phải tập khi chuyển từ thức ăn viên). Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công ty CARGILL, BLUE STAR, UNIPRESIDENT. Thức ăn viên nổi có kích cỡ và hàm lượng protein thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi.
LƯỢNG THỨC ĂN SỬ DỤNG
Lượng cho ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Có thể cho ăn theo bảng sau:
         + 7 - 10% trọng lượng thân (ếch 3 - 30gr)
         + 5 - 7% trọng lượng thân (ếch 30 - 150gr)
         + 3 - 5% trọng lượng thân (ếch trên 150gr)
Số lần cho ăn
        - Ếch (3 - 100gr): Cho ăn 3 - 4 lần/ngày. Chiều tối và ban đêm cho ăn nhiều hơn
        - Ếch trên 100gr: Cho ăn còn 2 - 3 lần/ngày.
 Tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn : Sử dụng thức ăn viên nổi, trọng lượng ếch Thái Lan sau thời gian nuôi:
            30 ngày nuôi: 30 - 50gr
            60 ngày nuôi: 100 - 120gr
            90 ngày nuôi: 150 – 180gr
            120 ngày nuôi: 200 - 250gr
Hệ số thức ăn (Lượng thức ăn cho 1kg ếch tăng trọng) đối với thức ăn viên nổi.
            1,2 - 1,3: Nuôi trong đăng quầng
            1,3 - 1,5: Nuôi trong bể ximăng, giai.
MỘT SỐ ẾCH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
Ếch nuôi công nghiệp, mật độ cao có thể mắc một số bệnh làm tỉ lệ sống giảm. Có bệnh vi khuẩn, virus, dinh dưỡng, môi trường. Phổ biến những bệnh sau: Lỡ loét và đỏ chân, sình bụng, thân có những đốm trắng, ăn lẫn nhau.
 Bệnh lở loét đỏ chân: Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila phát triển khi môi trường nuôi dơ và khi ếch bị shock.
Triệu chứng bệnh: Ếch giảm ăn, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết. Giải phẩu nội tạng, thấy xuất huyết trong ổ bụng.
Chữa trị khi bệnh mới phát sẽ có tác dụng tốt. Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày. Norfloxaxine (5gr/kg thức ăn), hoặc Oxytetracycline (3 - 5gr/kg thức ăn). Ngâm ếch trong dung dịch Iodine (PVP Iodine 350: 5 - 10 ml/1mP3P nước)
Phòng bệnh: Giữ nước sạch và thường xuyên thay nước.
Bệnh sình bụng: Nguyên nhân, do ếch ăn thức ăn ôi thiu hay do cho ăn quá nhiều ếch không tiêu hóa được., nguồn nước nuôi dơ do ít thay nguồn nước
Triệu chứng bệnh: Bụng ếch trương phồng lên, ếch nằm yên một chổ. Một số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn
Cách chữa trị: Ngưng cho ăn 1 - 2 ngày. Làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi. Trộn vào thức ăn Sulphadiazine và trimethroprim (4 - 5gr/kg thức ăn). Sử dụng liên tục 5 ngày
Phòng bệnh: Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn của ếch. (2 – 3gr men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn). Thay nước thường xuyên và giữ nước nuôi sạch
Bệnh mù mắt, cổ quẹo: Triệu chứng : Mắt bị viêm sưng. Mắt đục và mù cả hai mắt. Biến dạng cột sống và cổ quẹo. ếch thường xuyên quay cuồng và chết. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng có tài liệu cho là do vi khuẩn Pseudomonas sp
Chữa trị: Loại bỏ những con có triệu chứng bệnh. Khử trùng bể bằng Iodine (PVP Iodine) liều lượng 5 - 10ml mP3P nước bể.
Hiện tượng ăn nhau: Nguyên nhân, nuôi mật độ cao. Thức ăn không đủ. Kích cỡ nuôi không đồng đều. Phòng chống: Mật độ không quá cao. Thức ăn phải đủ chất (protein phải đúng) và phân bố đều và nhiều lần trong ngày. Thường xuyên lọc và phân cỡ bể nuôi khi ếch nhỏ dưới 50gr.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét