Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

MANG NOI BO

Cách thiết lập mạng nội bộ (Home Network) nhanh với 5 bước
Gửi tới điện thoại
1 Thích1 Không thích
Mạng máy tính (Networking) đang ngày trở nên phổ biến và quen thuộc, đặc biệt là với giới trẻ, dân công nghệ. Nhiều người thú nhận rằng không có máy tính họ không thể làm việc, thậm chí "không sống nổi", nhiều người còn khẳng định "có máy mà không có mạng thì như không". Từng đó thôi đã cho thấy chúng ta phụ thuộc vào nó như thế nào. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ thủ thuật và kinh nghiệm để thiết lập một mạng máy tính tại nhà - rất tiện lợi bất kể mục đích của bạn là làm việc, giải trí hay lướt web.
Bài viết này có một số term (thuật ngữ) chuyên nghành nên tôi sẽ giữ nguyên chúng cùng với chú thích bên cạnh ở lần đầu xuất hiện. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về những term này, hãy liên hệ với chúng tôi. Rất vui khi nhận được sự quan tâm của bạn.
Bước 01: Kết nối với Router (Bộ định tuyến)
Router có chức năng như một gateway (cửa ngõ) giữa Internet và mạng nội bộ của bạn. Ngoài ra nó còn là trung gian để kết nối tất cả các thiết bị trong mạng của bạn. Bài viết  How to Buy a Wireless Router hướng dẫn bạn chọn mua router thích hợp cho nhu cầu sử dụng của bạn, hoặc bạn có thể dùng cái tương tự cửa tôi: Cisco Valet Plus.
Nhìn chung thì chọn router hỗ trợ chuẩn 802.11n sẽ mang đến cho bạn tốc độ kết nối nhanh nhất. Tuy nhiên để đạt được tốc độ này còn tùy thuộc vào gói cước internet mà bạn sử dụng, quan trọng hơn là các thiết bị sử dụng mạng cũng phải hỗ trợ chuẩn này. Thuật ngữ chuyên nghành gọi những thiết bị này là "clients". Laptop và netbooks mới chắc chắn đã được tích hợp chuẩn 802.11n. Ngoài ra bạn có thể gắn thêm card wifi mới cho máy cũ. Khi tất cả đã sẵn sàng, bước đầu tiên là kết nối "vật lý" : nối từ router đến modem internet của ISP (Internet Service Provider : FPT, Viettel, VNPT) bằng cáp mạng Ethernet.
Đầu tiên bạn rút dây mạng nối với modem.
Bật router wireless lên, cắm một đầu cáp mạng vào cổng Internet hoặc WAN
Nối đầu còn lại với modem rồi bật modem lên.
Tốt nhất là bạn hãy chờ cho đến khi mọi tín hiệu kết nối ở cả router lẫn modem ổn định thì hẵng thử kết nối với máy tính hay thiết bị khác. Ngoài ra bạn có thể làm một cáp Ethernet có độ dài tùy ý, rất đơn giản và tiết kiệm, bạn có thể tham khảo: How to Make Ethernet Cables.
Bước 02: Truy cập vào interface của router
Bước kế tiếp là cấu hình router thông qua giao diện của từng loại router (có thể được gọi là interface hay management console). Đầu tiên là kết nối máy tính với router, sau đó truy cập vào interface của router bằng trình duyệt. Hầu hết router Linksys/Cisco có địa chỉ mặc định là 192.168.1.1 với người dùng là "admin", mật mã "admin". Bạn cần cấu hình IP cho máy của mình để kết nối được với router. Kết nối cáp Ethernet từ một cổng LAN của router và cổng Ethernet trên máy của bạn. Sau đó bạn mở Control Panel, chọn Network and Internet, rồi Network and Sharing Center.
Ở phía bên trái, chọn "Change adapter settings".
Phải chuột vào "Local Area Connection" (không phải Wireless Network Connection( rồi chọn Properties.
Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IP v4), chọn Properties.
Chọn Use the following IP address rồi nhập thông tin như trong hình ở trên.
Sau khi chỉnh IP xong, mở trình duyệt rồi gõ vào thanh địa chỉ :  http://192.168.1.1 , tên đăng nhập "admin", mật khẩu "admin" - dùng cho Cisco/Linksys. Nếu bạn dùng router khác thì bạn có thể tìm trên Google, ví dụ như : trang chủ Belkin, Netgear... Sau đó bạn có thể tùy chỉnh tất cả mọi thứ từ bảo mật, cho đến tên Network.
Hầu hết công ty đều dùng địa chỉ IP, tên và mật khẩu đăng nhập giống nhau cho tất cả router của họ.  Dưới đây là thông tin một số hãng router phổ biến, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng lấy thông tin này trong tài liệu hướng dẫn đi kèm với router.
Bước 03: Cấu hình bảo mật, địa chỉ IP cho router
Sau khi bạn đã có thể truy cập vào router, việc tiếp theo cần làm là cấu hình bảo mật, tên Network, địa chỉ IP. Vấn đề bảo mật cần được quan tâm cẩn thận trừ phi bạn muốn bị hàng xóm chiếm dụng đường truyền, thậm chí truy cập vào dữ liệu cá nhân của mình. Cấu hình địa chỉ IP cũng rất cần thiết, nó quy định những địa chỉ nào có thể giao tiếp được với router cũng như hệ thống mạng của bạn. Tất cả có thể được cấu hình trên giao diện quản lý của router. Thường thì những tùy chọn cấu hình này ở ngay dưới lựa chọn "Basic", hoặc có thể "Security", hay "Wireless Settings". Nói chung giao diện quản lý của router có đôi chút khác nhau cho từng loại, nếu không tìm thấy những tùy chọn này, bạn có thể liên lạc với nhà sản xuất để được hướng dẫn.
Tiếp theo là thay đổi mật khẩu Admin mặc định. Một số router bắt buộc bạn phải làm điều này, một số thì không. Để thay đổi mật khẩu Admin, bạn chỉ cần nhập mật khẩu mới ở bên dưới mục "System".
Bước kế tiếp là thay đổi SSID mặc định, tên Network của bạn. SSID là tên sẽ hiện lên trong danh sách Wi-fi khi bạn dùng thiết bị để quét. Bạn nên chọn tên đặc biệt để tránh sự nhầm lẫn.
Những router mới thường tự động cấu hình bảo mật WPS (Wi-Fi Protected Setup). Để có thể toàn quyền quản lý, chuyển từ chế độ "WPS" sang "Manual" sau đó đi đến trang bao mật. Trừ khi không có cách nào khác, bạn hãy sử dụng WPA hay WPA2. Cơ chế WPA cho phép bạn cài đặt mật khẩu cho Network của mình. Chỉ  một số router cho phép bạn nhập chuỗi ký tự cơ số 16 có tính bảo mật cao, trong khi hầu hết router còn lại chỉ yêu cầu mật khẩu từ 8-63 ký tự. Vậy nên nếu chọn WPA, hãy chắc chắn rằng mật khẩu của mình đủ mạnh, bạn có thể thao khảm thêm ở bài viết: "Password Protection: How to Create Strong Passwords" để thiết lập mật khẩu tốt nhất.
Thiết lập địa chỉ IP, hầu hết router mặc định dùng cơ chế DHCP - Giao thức cấu hình động máy chủ. Có nghĩa là router sẽ cấp địa chỉ IP động cho máy kết nối tới nó, bạn không cần phải điều khiển quá trình này. Để tăng tính bảo mật, có thể thay đổi địa chỉ IP mặc định của router, ví dụ với router Cisco/Linksys bạn có thể đổi từ 192.168.1.1 thành 192.168.1.3.
Khởi động lại máy, sau đó bạn có thể kiểm tra lại tên Network như mình đặt và kết nối sử dụng mật khẩu trước đó. Xin chúc mừng, bạn đang kết nối Wi-fi tại nhà. Nhưng đó chỉ là những bước cơ bản cần làm.
Cấu hình nâng cao: DHCP Reservation
Để nâng cao tính bảo mật của Network, cấu hình DHCP Reservation là một lựa chọn hoàn hảo. Đơn giản đây là một giải pháp cấu hình để một thiết bị cụ thể với một địa chỉ IP cụ thể được quyền kết nối vào Network của bạn.
Ví dụ địa chỉ IP router là 192.168.1.1, tôi sẽ chỉnh địa chỉ IP cho email-server là 192.168.1.2, và một thiết bị khác là 192.168.1.3, tương tự vậy. Bộ 192.168.1 là bộ cơ bản cho một network cá nhân, không nên thay đổi nó.
Một việc nữa cần làm là thêm vào địa chỉ MAC của thiết bị. Cấu hình địa chỉ IP tức là những IP này không được cấp phát động cho máy Clients thông qua cơ chế DHCP mà được giữ cho thiết bị đã được chỉ định. Nó gần như bảo mật tuyệt đối.
Và đừng quên cấu hình IP tĩnh cho thiết bị của bạn tương ứng với IP được cấu hình trên router. Thường thì nó ở đâu đó trong mục Network Settings, hay Control Panel. Một số thiết bị khác có thể khác, nếu không chắc chắn bạn có thể liên lạc với nhà sản xuất để được hướng dẫn cụ thể.
Nếu bạn chỉ dùng router như một Access Point, như một cầu nối trung gian để nâng chất lượng tín hiệu, tốt nhất là bạn nên tắt hẳn chế độ DHCP. Việc để 2 router cùng sử dụng cơ chế DHCP có thế mang đến rất nhiều vấn đề nảy sinh.
Bước 04: Cấu hình quản lý chia sẻ
Bây giờ bạn có thể cấu hình chia sẻ dữ liệu trong mạng nội bộ của mình. Với Windows 7, tính năng HomeGroup thực hiện điều này rất tốt. Với giao diện thân thiện dễ sử dụng, HomeGroup mang đến khả năng chia sẻ dữ liệu từ hình ảnh, âm nhạc, videos, văn bản, kể cả máy in rất dễ dàng và tiện lợi. Người được chia sẻ không có quyền thay đổi dữ liệu mà bạn chia sẽ, trừ khi bạn cấp quyền này cho họ. Ngoài ra, bạn có thể đặt mật khẩu cho HomeGroup, máy tính muốn tham gia HomeGroup phải chạy Windows 7. Với phiên bản Started, Home Basic, người dùng chỉ có thể tham gia chứ không tạo HomeGroup được.
Khi một máy dùng Windows 7 lần đầu tiên kết nối tới mạng HomeGroup, một hộp thoại sẽ hiện ra yêu cầu bạn chọn thông tin về địa điểm, chọn "Home Network" (bạn có thể chỉnh lại trong Netword and Sharing Center). Sau đó vào mục "HomeGroup" trong Control Panel, chọn "Create a HomeGroup". Với những máy dùng Windows 7 muốn tham gia vào HomeGroup, chọn "Join now" (những máy này phải kết nối với router qua cáp Ethernet hoặc Wi-fi). Trong quá trình tùy chỉnh chia sẻ, bạn có thể chọn chia sẻ thư viện, hình ảnh, máy in... (cụ thể hơn trong bước tiếp theo). Một vấn đề nảy sinh là không phải tất cả máy tính có thể cài đặt Windows 7, giải pháp Microsoft đưa ra là dùng một Workgroup chuẩn. Phải chuột vào "My computer", chọn "Properties". Trong thẻ "System Properties", thẻ "Computer Name", chọn "Change", "Workgroup" rồi nhập vào tên của Workgroup. Tương tự với những máy khác muốn tham gia vào mạng Workgroup này.
Bước 05: Cấu hình người dùng / user
Với hầu hết mạng máy tính của các doanh nghiệp, người dùng sẽ đăng nhập bằng tên và mật khẩu của mình. Điều này thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi thông tin ai truy cập vào hệ thống và truy cập thời điểm nào - một cách tuyệt vời đề quản lý người dùng. Không chỉ vậy, trong mạng chia sẻ luôn có những dữ liệu mà một số người không có quyền truy cập, một số chỉ có thể tham khảo, một số có quyền chỉnh sửa, hay xóa files. Cấu hình và phân quyền người dùng mang đến giải pháp tuyệt vời cho những vấn đề này.
Bạn có thể thiết kế mạng nội bộ ở nhà sử dụng HomeGroup, Workgroup với những chức năng tương tự, và đặc biệt nó đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều:
Trong Control Panel, chọn "User Accounts", ở đây có thể tùy chỉnh phân quyền cho User của mình.
Để thêm và cấu hình người dùng khác, từ User Accounts, chọn "Manage User Accounts", thẻ Advanced.
Trong thẻ "Advanced User Management" chọn "Advanced" để hiển thị hộp thoại quản lý user.
Phải chuột User hoặc Groups để thêm vào mạng của bạn.
Nếu nhiều người để chia sẻ mạng nội bộ này, và bạn muốn quản lý phân quyền truy cập dữ liệu, bạn có thể cấu hình chia sẻ files và thư mục. Tạo user cho tất cả người dùng trong nhà, phải chuột vào thư mục, chọn "Properties", thẻ "Sharing". Sau đó bạn có thể tùy chỉnh user nào có quyền truy cập, đọc và chỉnh sửa thư mục này, tương tự với những thư mục, file khác hay thư viện và cả máy in.
Trừ khi có rất nhiều người sử dụng mạng nội bộ này, bạn có thể không cần tạo nhóm người dùng - user groups. Nhưng đó là giải pháp tuyệt vời để quản lý chia sẻ, phân quyền sử dụng dữ liệu trong mạng nội bộ.
Thực hiện thành công tất cả những bước trên, mạng nội bộ của bạn thực sự sẽ rất nhanh, bảo mật cao và cung cấp những tính năng tuyệt vời cho người dùng. Ngoài ra, còn có nhiều bước cấu hình nâng cao mang đến nhiều tính năng khác nữa như cấu hình remote access, tự động backup, NAS. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành bài viết hướng dẫn chi tiết sớm nhất có thể cho những tùy chỉnh nâng cao trên, rất vui khi nhận được sự quan tâm của bạn.
Nguồn: pcmag.com
Nếu bạn có thuê bao đường truyền ADSL mà trong nhà có vài ba máy vi tính thì có thể dùng luôn router để thiết lập một mạng ngang hàng theo hướng dẫn trong bài viết này.
Ngoài việc sử dụng hub hay switch để làm thiết bị kết nối mạng nội bộ (LAN), bạn còn có thể tận dụng các Router ADSL (4 port), vừa có thể chia sẻ việc truy cập Internet vừa có thể lập mạng LAN rất tiện lợi.
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều router thuộc loại 4 port như Cnet hay D-link…, tất cả chúng đều có thể sử dụng như một modem ADSL thông thường. Ngoài ra, nó còn đảm nhiệm chức năng của một switch, giúp bạn dễ dàng thiết lập một mạng LAN đơn giản phục vụ cho gia đình.
Quá trình thiết lập mạng LAN (gọi tắt là mạng) bao gồm ba bước chính: kết nối thiết bị đến card mạng, định địa chỉ IP và thực hiện chức năng kết nối.
Bài viết này được minh họa bằng router ADSL D-link DSL-504T (4 port). Với các router khác, thao tác thực hiện cũng tương tự.
1. Kết nối router đến card mạng của từng máy:
Thao tác này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ việc sử dụng một sợi cáp với đầu nối RJ-45 đã được bấm thẳng (straight) và kết nối dây dẫn từ cổng của card mạng vào một trong các cổng phía sau của router. Trường hợp bạn chưa biết cách bấm cáp mạng, có thể nhờ các nhân viên kỹ thuật thực hiện thao tác bấm từ máy đến hub/switch.
2. Định địa chỉ IP cho các máy tính trong mạng
Địa chỉ IP này sẽ giúp router xác định được vị trí của các máy trong mạng.
- Để định địa chỉ IP cho máy tính, vào menu Start > Settings > Network Connections. Tại đây, bạn bấm phải vào kết nối mạng (đảm bảo rằng card mạng đã được cài đặt đúng), chọn Properties. Tại giao diện Local Area Connection Properties, bạn di chuyển vệt sáng xuống mục Internet Protocal (TCP/IP), bấm Properties và tiến hành định địa chỉ IP cho máy tính (các giá trị IP của mạng nội bộ thường là: 192.168.1.x). Bạn thiết lập giá trị 192.168.1.2 cho máy đầu tiên và tăng dần cho các máy tiếp theo (chú ý việc đặt địa chỉ này phải tránh trùng với địa chỉ của router, xem phần thông số này trên thiết bị kèm theo).
- Ngoài ra, nếu muốn các máy tính trong mạng kết nối trực tiếp qua router để truy cập Internet (theo hình thức mạng ngang hàng peer-to-peer) thì bạn cần cấu hình thêm mục Default Gateway.
3. Thiết lập kết nối
Quá trình này được chia thành hai bước nhỏ: kiểm tra ban đầu và kiểm tra khi đã kết nối.
Kiểm tra ban đầu: quá trình này giúp bạn nhận diện được tình trạng của mạng hiện tại trước khi thiết lập nối kết. Để kiểm tra việc trao đổi thông tin giữa các máy trong mạng có thông suốt với nhau chưa, từ menu Start > Run, bạn gõ Cmd. Trên màn hình xuất hiện bạn hãy gõ lệnh: ping <tên máy> (hoặc địa chỉ IP) đến n-1 máy tính còn lại.
Bạn sẽ nhận kết quả trả về có dạng Request time out, điều này cho thấy ta chỉ mới định địa chỉ IP mà chưa thiết lập kết nối cho chúng.
Để thiết lập kết nối mạng cho các máy tính qua router này, bạn hãy khởi động My Network Place trên màn hình desktop, sau đó bấm vào dòng chữ Setup a home or small office nằm bên trái thanh tác vụ. Khi màn hình hiển thị xuất hiện, chương trình sẽ thông báo sử dụng thiết bị router để kết nối, bạn hãy đồng ý với xác lập này bằng cách bấm Next. Tiếp theo, hãy đặt tên máy (Computer name) và đặt tên cho Workgroup (để có thể chia sẻ dữ liệu, các máy tính phải có tên Workgroup giống nhau). Khi đó router sẽ nạp các thông tin cần thiết và yêu cầu bạn khởi động lại máy
Khi đã khởi động xong, bạn hãy lần lượt chạy tiện ích này (My Network Place) cho các máy còn lại trong mạng.
Để kiểm tra thao tác cuối cùng khi đã nối kết xong, một lần nữa bạn hãy gõ lệnh ping <tên máy> đến các máy còn lại trong mạng. Nếu thấy có kết quả Reply trả về là các máy tính trong mạng đã thông suốt và bạn đã có thể chia sẻ dữ liệu.
lambanvoimayvitinh









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét