Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

CAC LOAI BAO

Do Khương Việt Hà cung cấp.
  • 1. An Hà nhựt báo (Cần Thơ) 1917 số cuối 836 ngày 14/12/1933
  • 2. An Nam tạp chí (HN) TC 1926 số cuối số 9, năm 1933. Nhiều lần đình bản và đánh số lại từ số 1
  • 3. Anh niên (HN) 1937 số cuối số 14, 7/1937
  • 4. Ánh sáng (Huế) 1935 số cuối số 52, 26/10/1935
  • 5. Báo tiểu thuyết (HN) 1936 số 12, đến 1938
  • 6. Bắc kỳ dân báo (HN) 1938 số cuối ngày 24/8/1939
  • 7. Bắc kỳ thời báo (HN) 1932 số cuối số 10, ngày 23/7/1932
  • 8. Bạn mới (SG) 1941 số cuối số 3, 12/1941
  • 9. Bạn thiếu niên (Ninh Bình) 1937 số cuối số đặc biệt 6/1939
  • 10. Bạn trẻ (HN, Vinh) 1933 số cuối số 3, 5/1935
  • 11. Báo mới (HN) 1941 nhật báo, số cuối số 264, 12/1942
  • 12. Bút mới TC 1941 số cuối số 22, 7/1941
  • 13. Cậu ấm 1935 ngày 15/5/1935 đổi tên thành Cậu ấm cô chiêu, ra số cuối 429 tháng 11/1937
  • 14. Chúa nhựt (SG) 1940 Lúc đầu tên Chúa nhựt, sau đổi Chúa nhựt tuần báo. Số cuối 63, 8/1941
  • 15. Chủ nhật tuần báo (HN) 1940 được 5 số, đến 16/11/1940
  • 16. Công dân Hà Nội: tuần báo, số 1 25/9/1935, số cuối 16 số ngày 1/7/1936; Sài Gòn: số 1 ngày 2/11/1938, số cuối số 34, 12/1938
  • 17. Công báo 1930 số cuối 16, 8/1930
  • 18. Công luận (báo) 1916 số cuối số 9021, 10/1939
  • 19. Cùng bạn (SG) 1933 số 1 ngày 3/5/1933, số cuối 11 ngày 23/2/1933
  • 20. Dân báo (HN) 1927 số cuối 16, 5/1927
  • 21. Dân báo (Sài Gòn) 1939 sau số 1123 ngày 4/5/1945, đổi tên thành số 1 đến cuối 1945
  • 22. Dân chúng (SG) 1938 số cuối số 80, 8/1939
  • 23. Dân chúng tuần báo (HN) 1939 nguyên là tờ Dân chúng (HN), số cuối ngày 18/4/1941
  • 24. Dân quyền (SG) 1935 số cuối số 357, ngày 7/9/1936
  • 25. Duy tân (HN) 1931 số cuối số 21, 11/1931
  • 26. Dư luận tuần báo (SG) 1940 báo văn chương mỹ thuật, số cuối số 9, tháng 12/1940
  • 27. Đại chúng (SG) 1938 tuần báo (có một số loại báo tên Đại chúng trước 1945)
  • 28. Đại Việt tạp chí (SG) TC 1942 số cuối 53-54, 1/1945
  • 29. Đại Việt tân báo (HN) 1905 năm cuối 1908
  • 30. Đại Nam (Đăng cổ tùng báo) 1892 nguyên là Đại Nam đồng văn nhất báo, đến 1907 đổi thành Đại Nam (Đăng cổ tùng báo). Số cuối 826, 14/11/1907
  • 31. Đàn văn 1935 được 7 số, đến 5/1935
  • 32. Đàn bà (HN) 1939 tuần báo, số cuối 1945
  • 33. Đàn bà mới (SG) 1934 số cuối Tết 1937
  • 34. Đất Việt (Huế) 1938 5 số, 6/1938
  • 35. Đèn nhà Nam 1918 5 số, 1/1919
  • 36. Đông Á tân văn 1940 số cuối số 4, 11/1940
  • 37. Đông Dương 1938 số cuối năm 1945
  • 38. Đông phương báo 1931 số cuối số 13, 9/1931
  • 39. Đông dương tạp chí (HN) TC gồm 2 loại: a. Tạp chí bình dân, số 1 ngày 15/5/1913 đến số cuối 231 ngày 15/6/1919; b. Tuần báo, số 1 ngày 15/5/1937 đến số cuối 10 tháng 9/1939
  • 40. Đông pháp thời báo 1923 số cuối 809 tháng 2/1929
  • 41. Đông thanh tạp chí TC 1932 số 43, nhiều lần đình bản
  • 42. Đông thinh (SG) 1935 số cuối tháng 9/1935
  • 43. Đồng thanh 1940 số cuối số 9, tháng 2/1941
  • 44. Đời nay (HN) 1938 số 4, tháng 10/1938
  • 45. Đuốc văn minh 1936 số 4, tháng 8/1936
  • 46. Gia Định báo 1865 số 1, 15/4/1865, số cuối năm 1909
  • 47. Học báo (HN) 1920 tuần báo do một nhóm giáo sư biên tập
  • 48. Hồn trẻ (HN) 1936 tuần báo, tập mới. số cuối số 12, tháng 8/1936
  • 49. Hồn Nam Việt 1926 số 14, tháng 3/1927
  • 50. Hữu thanh TC 1921 bán nguyệt san, số cuối 22, 9/1924
  • 51. Ích hữu 1936 số cuối 110, tháng 3/1938
  • 52. Khai trí tiến đức tập san 1940 3 tháng 1 kỳ
  • 53. Khai hóa nhật báo 1921 số 1 ngày 15/7/1921, số cuối số 1751 ngày 31/8/1927
  • 54. Khoa học phổ thông (SG) 1934 bán nguyệt san, từ số 125 (11/1939) xuất bản hàng tháng. Số cuối cùng 158 (12/1942)
  • 55. Khoa học tạp chí (SG) TC 1923 Có hai loại: *HN: số 1 năm 1923, số cuối số 156, tháng 5/1926 *SG: số 1 năm 1931, số cuối số 232, tháng 7-8/1940
  • 56. Khuynh diệp (Huế) 1933 số cuối số 13, 10/1933
  • 57. Kịch trường tạp chí TC 1927 số cuối 64 (bộ mới) 6/1929
  • 58. Kim lai tạp chí (Huế) TC 1931 số 8, tháng 6/1932
  • 59. Loa 1934 số 103, 2/1936
  • 60. Lục tỉnh tân văn (SG) 1907 10/1921 nhập với Nam trung nhật báo, lấy tên Lục tỉnh tân văn, xuất bản hàng ngày *10/1921 đến 12/1944
  • 61. Ly tạo tuần báo 1937 nhiều lần đình bản và tục bản
  • 62. Nam cường (HN) 1938 tuần báo, sau số 129 8/1940 đánh lại số 1 6/1941 đến số cuối số 27 tháng 12/1941
  • 63. Nam kỳ địa phân (SG) 1908 số cuối 1849, tháng 3/1945
  • 64. Nam Kỳ tuần báo (SG) 1942 số cuối năm 1945
  • 65. Nam kỳ kinh tế báo 1920 số cuối 43, tháng 2/1924
  • 66. Nam phong 1917 210 số, 12/1934
  • 67. Nam Trung nhựt báo 1917 số cuối 1921, sau nhập vào Lục tỉnh Tân Văn
  • 68. Nam Việt tề gia nhựt báo 1917 số cuối số 49, 9/1918
  • 69. Nay (Mỹ Tho) 1937 số 15, tháng 7/1938
  • 70. Ngày mới 1939 số 14, tháng 8/1939
  • 71. Ngày nay 1935 số 224, tháng 9/1940
  • 72. Nghề mới TC 1935 số 23, tháng 7/1938
  • 73. Nghệ thuật (SG) 1938 số 14, tháng 12/1939
  • 74. Ngọ báo (HN) ? nhật báo, số 2100 của Hà thành ngọ báo đổi thành Ngọ báo, số cuối 2620 tháng 6/1936
  • 75. Người mới (HN) 1939 số 5, tháng 9/1939
  • 76. Nhân loại 1934 số 18, tháng 6/1935
  • 77. Nhật tân (HN) 1933 số 204, tháng 2/1935
  • 78. Nhựt báo (SG) 1937 số cuối 9/1939. Nhiều lần đình bản và tục bản
  • 79. Nhựt tân báo (SG) 1922 số cuối tháng 7/1929
  • 80. Nữ giới, Nữ giới chung, Nữ công tạp chí, Nữ lưu (SG) một số loại báo về nữ giới trước 45 của SG
  • 81. Pháp âm Phật học 1937 nhật báo. Sau đổi thành Pháp âm tạp chí. Số 16, tháng 10/1938
  • 82. Pháp Việt (HN) có ba loại đều là tuần báo trước 1945
  • 83. Phong hóa tuần báo 1932 số cuối 190, tháng 6/1936
  • 84. Phóng sự (SG) 1941 nhật báo, số 342, 8/1943
  • 85. Phổ thông (HN) 1930 số 182, tháng 9/2/1932
  • 86. Phổ thông (SG) 1936 số 46, 1/1938 (ngoài ra có 2 báo Phổ thông của SG là cơ quan lý luận của các đảng phái.
  • 87. Phụ nữ tân tiến (Huế) 1932 số cuối số 4, tháng 4/1934
  • 88. Phụ nữ tân văn (SG) 1929 số 273, tháng 4/1935
  • 89. Phụ nữ thời đàm 1938 số cuối tháng 12/1938
  • 90. Phục hưng báo (Vinh) 1938 số 31, tháng 11/1938
  • 91. Quan âm tạp chí TC 1938 nhật báo, ra số 34 tháng 1/1943 thì ngừng đến 2/1944 tục bản
  • 92. Quốc dân diễn đàn 1918 số 47, tháng 10/1919
  • 93. Quốc gia (HN) 1938 sau số 15, 4/1939 đổi thành Quốc gia nhật báo. Ngoài ra có tờ Quốc gia loại B của Quốc gia nhật báo, ra đến số 5, 12/1940
  • 94. Rạng đông (SG) TC 1926 tạp chí tranh ảnh. Số cuối 30, 6/1929 (có một vài loại báo Rạng đông ở SG)
  • 95. Sanh hoạt (SG) 1938 số cuối 17, tháng 9/1939
  • 96. Sài gòn 1933 nhật báo, đổi tên từ tờ Sài thành
  • 97. Sài gòn tiểu thuyết (SG) 1936 số cuối số 7, tháng 10/1937
  • 98. Sài gòn tiểu thuyết tùng thư 1936 số cuối số 4, tháng 9/1936
  • 99. Sài thành 1932 số cuối 340, tháng 4/1933
  • 100. Sài thành nhật báo (SG) 1930 số cuối 63, tháng 2/1931
  • 101. Sông Hương (Huế) 1936 số cuối 32, 3/1937. Sau đó ĐCS Đông Dương mua lại và đổi Sông Hương tục bản
  • 102. Sự thật (SG) 1938 số 26, tháng 7/1939
  • 103. Tam bảo tạp chí TC 1937 số 8, tháng 5/1939
  • 104. Tam kỳ tạp chí TC 1931 số 49, tháng 12/1931
  • 105. Tao đàn (HN) TC 1939 bán nguyệt san và nguyệt san, số cuối số 3, 8/1940
  • 106. Tân Á (SG) 1942 đến 1945, bán nguyệt san
  • 107. Tân Á tạp chí (SG) TC 1932 Từ số 21, 8/1934 bản Việt tách khỏi bản Pháp. Số cuối 28, tháng 4/1935
  • 108. Tân báo có hai loại: SG: nhật báo, số đầu năm 1932, số cuối 18, tháng 3/1932. HN: tuần báo, số đầu năm 1938, số cuối 28, tháng 11/1938
  • 109. Tân dân báo (SG) 1924 số cuối 78, tháng 2/1925
  • 110. Tân thanh tạp chí (HN) TC 1931 số cuối 83, tháng 8/1934
  • 111. Tân thế giới 1926 số cuối 142, tháng 4/1927
  • 112. Tân thiếu niên (HN) 1932 số cuối số 3, tháng 2/1935
  • 113. Tân thời 1935 ra số 11, 2/1936 thì ngưng đến 5/1936 đánh lại số 1 và là số cuối
  • 114. Tân tiến (Vĩnh Long) 1935 số cuối 38, tháng 7/1935
  • 115. Tân tiến (Sa đéc và SG) 1936 tuần báo, số cuối 331, tháng 3/1939
  • 116. Tân văn (SG) 1934 số cuối 89, tháng 5/1936
  • 117. Tân Việt Nam (HN) 1937 Bản Tân Việt Nam này khác với Tân Việt Nam cũng ra ở HN cuối 5/1945
  • 118. Tân Việt Nam (SG) 1945 tuần báo ra từ 3/1945, có đình bản và ra tập mới, số cuối tháng 9/1945
  • 119. Thái dương 1938 số cuối số 6, tháng 2/1939
  • 120. Thanh Nghệ Tĩnh tân văn 1930 từ số 1-210 tháng 7/1934. Sau đó đánh số lại và đổi tên Thanh Nghệ Tĩnh, đến số cuối 54, tháng 3/1936
  • 121. Thanh Nghị (phần trẻ em) 1941 xuất bản 10 ngày một kỳ, số cuối số 16, tháng 10/1941
  • 122. Thanh Nghị (HN) TC 1941 số cuối 120, tháng 8/1945
  • 123. Thanh niên (SG) 2 loại xbản 1941 & 1943
  • 124. Thanh niên (HN) 1933 số cuối 5, tháng 6/1935
  • 125. Thanh niên báo (Nam Định) 1938 bán nguyệt san
  • 126. Thanh niên tân tiến tạp chí TC 1928 số cuối 25, tháng 8/1929
  • 127. Thần chung (SG) 1929 nhật báo, số cuối 344, tháng 3/1930
  • 128. Thần nông báo (HN) 1929 số cuối 120, tháng 3/1933
  • 129. Thế giới 1938 khoảng 10 số, số cuối tháng 9/1939
  • 130. Thế giới tân văn (SG) 1936 số cuối 16, 6/1937
  • 131. Thời báo (HN và SG) SG: số đầu 10/1918, số cuối 12/1919. HN có 2 loại: loại số đầu tiên 1/1931 đến số 36, 4/1931 và loại số đầu tháng 8/1932 đến số cuối 20, 8/1932
  • 132. Thời đại (HN & SG) SG: số đầu 10/1938, số cuối số 1 loại mới 4/1939.HN: số 1, tháng 7/1941 đến số cuối số 3, tháng 7/1942
  • 133. Thời sự tuần báo 1936 số cuối 31, tháng 4/1936
  • 134. Thời thế (HN và SG) HN: số đầu 10/1937 đến số cuối số 13, tháng 2/1938. SG: số đầu 11/1940, số cuối số 64, tháng 6/1941
  • 135. Tiên long báo (HN) 1932 tuần báo, số cuối số 100, tháng 4/1934
  • 136. Tiến (SG-Tân Định) 1941 nhật báo, số cuối số 13, 7/1942
  • 137. Tiến bộ (SG) 1938 số cuối số 32, tháng 7/1939
  • 138. Tiến hóa nhiều bản của HN, Rạch Giá, Quảng Ngãi, Huế
  • 139. Tiến lên nhiều bản của cơ quan xứ ủy ĐCS tại các tỉnh
  • 140. Tiểu thuyết chủ nhật 1931 từ số 11 đổi thành Tiểu thuyết tuần báo, đến số 13 đổi thành Tiểu thuyết tuần san. Số cuối 28, 12/1931
  • 141. Tiểu thuyết Nam Kỳ 1935 số cuối 13, tháng 9/1935
  • 142. Tiểu thuyết nhật báo (HN) 1938 ra nhiều số đặc biệt về 1 truyện hoặc 1 chuyên đề. Số cuối 363, tháng 5/1941
  • 143. Tiểu thuyết thứ ba (HN) 1937 số cuối 46, tháng 1/1938
  • 144. Tiểu thuyết thứ bảy (HN) 1934 số cuối năm 1945
  • 145. Tiểu thuyết thứ năm (HN) 1937 số cuối 51, tháng 1/1942
  • 146. Tiểu thuyết thứ sáu (SG) 1935 số cuối số 3, tháng 8/1935
  • 147. Tiểu thuyết tuần san (HN) gồm ba loại: a, số 10, 11/1937, số cuối số 91 tháng 9/1940; b. số 1, 8/1932, số cuối số 71, tháng 9/1934 ; c. số 1, tháng 12/1940. Số cuối tháng 2/1942.
  • 148. Tinh hoa 1937 số cuối số 13, tháng 7/1937
  • 149. Tri tân (HN) 1941 số cuối 214, tháng 7/1946
  • 150. Trung Bắc chủ nhật (HN) 1943 nguyên là Trung Bắc tân văn chủ nhật đổi thành
  • 151. Trung Bắc tân văn (HN) 1913 Chi nhánh tờ Lục tỉnh tân văn. số cuối 7265, tháng 4/1941.
  • 152. Trung bắc tân văn chủ nhật (HN) 1940 số cuối 257, tháng 8/1945
  • 153. Trung hòa nhật báo (HN) 1923 xuất bản được 16 số
  • 154. Trung Kỳ (Vinh) 1935 số cuối 16, tháng 10/1937
  • 155. Trung lập (SG) 1924 nhật báo, số cuối số 7023, 5/1933
  • 156. Trung Nam Bắc (Thanh Hóa) 1936 số cuối số 4, tháng 15/7/1937
  • 157. Trung tâm (HN) 1934 tuần báo, số cuối số 6, 5/1935
  • 158. Truyền tin (SG) 1940 nhật báo, số cuối số 289, tháng 7/1941
  • 159. Tứ dân tạp chí (HN) 1930 tuần báo, số cuối số 51 tháng 4/1932
  • 160. Tương lai (HN) 1936 số cuối số 13, tháng 4/1937
  • 161. Tương lai tạp chí (SG) TC 1934 số cuối số 4, tháng 6/1934
  • 162. Văn hóa (HN) TC 1941 tạp chí văn học, nghệ thuật. Số cuối số 5, tháng 7/1941
  • 163. Văn học tạp chí (HN) TC 1932 số cuối tháng 8/1935
  • 164. Văn học tuần san (Huế) 1933 số cuối 32, 7/1937
  • 165. Văn lang tuần báo (SG) 1939 số cuối 44, tháng 6/1940
  • 166. Văn minh (SG) 1926 số cuối 189, tháng 1/1931
  • 167. Văn mới (HN) 1939 sau khi ra số 1 ngày 15/2/1939 thì bị cấm. Tục bản ngày 3/6/1939 lại đánh số 1 mới. Nhiều lần ngừng xuất bản rồi tục bản.
  • 168. Việt báo (HN) 1936 số cuối số 1689, ngày 9/2/1942. Sau đó đổi thành Việt cường
  • 169. Việt nữ (HN) 1937 số cuối 12, tháng 11/1937
  • 170. Việt Nam (SG) 1935 nhật báo, số cuối số 370 ngày 17/12/1936
  • 171. Việt Nam đế quốc công báo (Huế) 1945 bán nguyệt san, số cuối giữa tháng 8/1945
  • 172. Ý dân (Vinh) 1936 số cuối 38, tháng 10/1938
  • 173. Zân (HN) 1938 số cuối số 10, tháng 2/1940
  • 174. Zân báo (SG) 1933 số cuối số 22, tháng 12/1933

Còn đây là danh sách các báo chí trong nước và hải ngoại đã có website: http://www.tranquanghai.info/index.php?p=699 Khương Việt Hà 21:05, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)


MANG NOI BO

Cách thiết lập mạng nội bộ (Home Network) nhanh với 5 bước
Gửi tới điện thoại
1 Thích1 Không thích
Mạng máy tính (Networking) đang ngày trở nên phổ biến và quen thuộc, đặc biệt là với giới trẻ, dân công nghệ. Nhiều người thú nhận rằng không có máy tính họ không thể làm việc, thậm chí "không sống nổi", nhiều người còn khẳng định "có máy mà không có mạng thì như không". Từng đó thôi đã cho thấy chúng ta phụ thuộc vào nó như thế nào. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ thủ thuật và kinh nghiệm để thiết lập một mạng máy tính tại nhà - rất tiện lợi bất kể mục đích của bạn là làm việc, giải trí hay lướt web.
Bài viết này có một số term (thuật ngữ) chuyên nghành nên tôi sẽ giữ nguyên chúng cùng với chú thích bên cạnh ở lần đầu xuất hiện. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về những term này, hãy liên hệ với chúng tôi. Rất vui khi nhận được sự quan tâm của bạn.
Bước 01: Kết nối với Router (Bộ định tuyến)
Router có chức năng như một gateway (cửa ngõ) giữa Internet và mạng nội bộ của bạn. Ngoài ra nó còn là trung gian để kết nối tất cả các thiết bị trong mạng của bạn. Bài viết  How to Buy a Wireless Router hướng dẫn bạn chọn mua router thích hợp cho nhu cầu sử dụng của bạn, hoặc bạn có thể dùng cái tương tự cửa tôi: Cisco Valet Plus.
Nhìn chung thì chọn router hỗ trợ chuẩn 802.11n sẽ mang đến cho bạn tốc độ kết nối nhanh nhất. Tuy nhiên để đạt được tốc độ này còn tùy thuộc vào gói cước internet mà bạn sử dụng, quan trọng hơn là các thiết bị sử dụng mạng cũng phải hỗ trợ chuẩn này. Thuật ngữ chuyên nghành gọi những thiết bị này là "clients". Laptop và netbooks mới chắc chắn đã được tích hợp chuẩn 802.11n. Ngoài ra bạn có thể gắn thêm card wifi mới cho máy cũ. Khi tất cả đã sẵn sàng, bước đầu tiên là kết nối "vật lý" : nối từ router đến modem internet của ISP (Internet Service Provider : FPT, Viettel, VNPT) bằng cáp mạng Ethernet.
Đầu tiên bạn rút dây mạng nối với modem.
Bật router wireless lên, cắm một đầu cáp mạng vào cổng Internet hoặc WAN
Nối đầu còn lại với modem rồi bật modem lên.
Tốt nhất là bạn hãy chờ cho đến khi mọi tín hiệu kết nối ở cả router lẫn modem ổn định thì hẵng thử kết nối với máy tính hay thiết bị khác. Ngoài ra bạn có thể làm một cáp Ethernet có độ dài tùy ý, rất đơn giản và tiết kiệm, bạn có thể tham khảo: How to Make Ethernet Cables.
Bước 02: Truy cập vào interface của router
Bước kế tiếp là cấu hình router thông qua giao diện của từng loại router (có thể được gọi là interface hay management console). Đầu tiên là kết nối máy tính với router, sau đó truy cập vào interface của router bằng trình duyệt. Hầu hết router Linksys/Cisco có địa chỉ mặc định là 192.168.1.1 với người dùng là "admin", mật mã "admin". Bạn cần cấu hình IP cho máy của mình để kết nối được với router. Kết nối cáp Ethernet từ một cổng LAN của router và cổng Ethernet trên máy của bạn. Sau đó bạn mở Control Panel, chọn Network and Internet, rồi Network and Sharing Center.
Ở phía bên trái, chọn "Change adapter settings".
Phải chuột vào "Local Area Connection" (không phải Wireless Network Connection( rồi chọn Properties.
Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IP v4), chọn Properties.
Chọn Use the following IP address rồi nhập thông tin như trong hình ở trên.
Sau khi chỉnh IP xong, mở trình duyệt rồi gõ vào thanh địa chỉ :  http://192.168.1.1 , tên đăng nhập "admin", mật khẩu "admin" - dùng cho Cisco/Linksys. Nếu bạn dùng router khác thì bạn có thể tìm trên Google, ví dụ như : trang chủ Belkin, Netgear... Sau đó bạn có thể tùy chỉnh tất cả mọi thứ từ bảo mật, cho đến tên Network.
Hầu hết công ty đều dùng địa chỉ IP, tên và mật khẩu đăng nhập giống nhau cho tất cả router của họ.  Dưới đây là thông tin một số hãng router phổ biến, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng lấy thông tin này trong tài liệu hướng dẫn đi kèm với router.
Bước 03: Cấu hình bảo mật, địa chỉ IP cho router
Sau khi bạn đã có thể truy cập vào router, việc tiếp theo cần làm là cấu hình bảo mật, tên Network, địa chỉ IP. Vấn đề bảo mật cần được quan tâm cẩn thận trừ phi bạn muốn bị hàng xóm chiếm dụng đường truyền, thậm chí truy cập vào dữ liệu cá nhân của mình. Cấu hình địa chỉ IP cũng rất cần thiết, nó quy định những địa chỉ nào có thể giao tiếp được với router cũng như hệ thống mạng của bạn. Tất cả có thể được cấu hình trên giao diện quản lý của router. Thường thì những tùy chọn cấu hình này ở ngay dưới lựa chọn "Basic", hoặc có thể "Security", hay "Wireless Settings". Nói chung giao diện quản lý của router có đôi chút khác nhau cho từng loại, nếu không tìm thấy những tùy chọn này, bạn có thể liên lạc với nhà sản xuất để được hướng dẫn.
Tiếp theo là thay đổi mật khẩu Admin mặc định. Một số router bắt buộc bạn phải làm điều này, một số thì không. Để thay đổi mật khẩu Admin, bạn chỉ cần nhập mật khẩu mới ở bên dưới mục "System".
Bước kế tiếp là thay đổi SSID mặc định, tên Network của bạn. SSID là tên sẽ hiện lên trong danh sách Wi-fi khi bạn dùng thiết bị để quét. Bạn nên chọn tên đặc biệt để tránh sự nhầm lẫn.
Những router mới thường tự động cấu hình bảo mật WPS (Wi-Fi Protected Setup). Để có thể toàn quyền quản lý, chuyển từ chế độ "WPS" sang "Manual" sau đó đi đến trang bao mật. Trừ khi không có cách nào khác, bạn hãy sử dụng WPA hay WPA2. Cơ chế WPA cho phép bạn cài đặt mật khẩu cho Network của mình. Chỉ  một số router cho phép bạn nhập chuỗi ký tự cơ số 16 có tính bảo mật cao, trong khi hầu hết router còn lại chỉ yêu cầu mật khẩu từ 8-63 ký tự. Vậy nên nếu chọn WPA, hãy chắc chắn rằng mật khẩu của mình đủ mạnh, bạn có thể thao khảm thêm ở bài viết: "Password Protection: How to Create Strong Passwords" để thiết lập mật khẩu tốt nhất.
Thiết lập địa chỉ IP, hầu hết router mặc định dùng cơ chế DHCP - Giao thức cấu hình động máy chủ. Có nghĩa là router sẽ cấp địa chỉ IP động cho máy kết nối tới nó, bạn không cần phải điều khiển quá trình này. Để tăng tính bảo mật, có thể thay đổi địa chỉ IP mặc định của router, ví dụ với router Cisco/Linksys bạn có thể đổi từ 192.168.1.1 thành 192.168.1.3.
Khởi động lại máy, sau đó bạn có thể kiểm tra lại tên Network như mình đặt và kết nối sử dụng mật khẩu trước đó. Xin chúc mừng, bạn đang kết nối Wi-fi tại nhà. Nhưng đó chỉ là những bước cơ bản cần làm.
Cấu hình nâng cao: DHCP Reservation
Để nâng cao tính bảo mật của Network, cấu hình DHCP Reservation là một lựa chọn hoàn hảo. Đơn giản đây là một giải pháp cấu hình để một thiết bị cụ thể với một địa chỉ IP cụ thể được quyền kết nối vào Network của bạn.
Ví dụ địa chỉ IP router là 192.168.1.1, tôi sẽ chỉnh địa chỉ IP cho email-server là 192.168.1.2, và một thiết bị khác là 192.168.1.3, tương tự vậy. Bộ 192.168.1 là bộ cơ bản cho một network cá nhân, không nên thay đổi nó.
Một việc nữa cần làm là thêm vào địa chỉ MAC của thiết bị. Cấu hình địa chỉ IP tức là những IP này không được cấp phát động cho máy Clients thông qua cơ chế DHCP mà được giữ cho thiết bị đã được chỉ định. Nó gần như bảo mật tuyệt đối.
Và đừng quên cấu hình IP tĩnh cho thiết bị của bạn tương ứng với IP được cấu hình trên router. Thường thì nó ở đâu đó trong mục Network Settings, hay Control Panel. Một số thiết bị khác có thể khác, nếu không chắc chắn bạn có thể liên lạc với nhà sản xuất để được hướng dẫn cụ thể.
Nếu bạn chỉ dùng router như một Access Point, như một cầu nối trung gian để nâng chất lượng tín hiệu, tốt nhất là bạn nên tắt hẳn chế độ DHCP. Việc để 2 router cùng sử dụng cơ chế DHCP có thế mang đến rất nhiều vấn đề nảy sinh.
Bước 04: Cấu hình quản lý chia sẻ
Bây giờ bạn có thể cấu hình chia sẻ dữ liệu trong mạng nội bộ của mình. Với Windows 7, tính năng HomeGroup thực hiện điều này rất tốt. Với giao diện thân thiện dễ sử dụng, HomeGroup mang đến khả năng chia sẻ dữ liệu từ hình ảnh, âm nhạc, videos, văn bản, kể cả máy in rất dễ dàng và tiện lợi. Người được chia sẻ không có quyền thay đổi dữ liệu mà bạn chia sẽ, trừ khi bạn cấp quyền này cho họ. Ngoài ra, bạn có thể đặt mật khẩu cho HomeGroup, máy tính muốn tham gia HomeGroup phải chạy Windows 7. Với phiên bản Started, Home Basic, người dùng chỉ có thể tham gia chứ không tạo HomeGroup được.
Khi một máy dùng Windows 7 lần đầu tiên kết nối tới mạng HomeGroup, một hộp thoại sẽ hiện ra yêu cầu bạn chọn thông tin về địa điểm, chọn "Home Network" (bạn có thể chỉnh lại trong Netword and Sharing Center). Sau đó vào mục "HomeGroup" trong Control Panel, chọn "Create a HomeGroup". Với những máy dùng Windows 7 muốn tham gia vào HomeGroup, chọn "Join now" (những máy này phải kết nối với router qua cáp Ethernet hoặc Wi-fi). Trong quá trình tùy chỉnh chia sẻ, bạn có thể chọn chia sẻ thư viện, hình ảnh, máy in... (cụ thể hơn trong bước tiếp theo). Một vấn đề nảy sinh là không phải tất cả máy tính có thể cài đặt Windows 7, giải pháp Microsoft đưa ra là dùng một Workgroup chuẩn. Phải chuột vào "My computer", chọn "Properties". Trong thẻ "System Properties", thẻ "Computer Name", chọn "Change", "Workgroup" rồi nhập vào tên của Workgroup. Tương tự với những máy khác muốn tham gia vào mạng Workgroup này.
Bước 05: Cấu hình người dùng / user
Với hầu hết mạng máy tính của các doanh nghiệp, người dùng sẽ đăng nhập bằng tên và mật khẩu của mình. Điều này thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi thông tin ai truy cập vào hệ thống và truy cập thời điểm nào - một cách tuyệt vời đề quản lý người dùng. Không chỉ vậy, trong mạng chia sẻ luôn có những dữ liệu mà một số người không có quyền truy cập, một số chỉ có thể tham khảo, một số có quyền chỉnh sửa, hay xóa files. Cấu hình và phân quyền người dùng mang đến giải pháp tuyệt vời cho những vấn đề này.
Bạn có thể thiết kế mạng nội bộ ở nhà sử dụng HomeGroup, Workgroup với những chức năng tương tự, và đặc biệt nó đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều:
Trong Control Panel, chọn "User Accounts", ở đây có thể tùy chỉnh phân quyền cho User của mình.
Để thêm và cấu hình người dùng khác, từ User Accounts, chọn "Manage User Accounts", thẻ Advanced.
Trong thẻ "Advanced User Management" chọn "Advanced" để hiển thị hộp thoại quản lý user.
Phải chuột User hoặc Groups để thêm vào mạng của bạn.
Nếu nhiều người để chia sẻ mạng nội bộ này, và bạn muốn quản lý phân quyền truy cập dữ liệu, bạn có thể cấu hình chia sẻ files và thư mục. Tạo user cho tất cả người dùng trong nhà, phải chuột vào thư mục, chọn "Properties", thẻ "Sharing". Sau đó bạn có thể tùy chỉnh user nào có quyền truy cập, đọc và chỉnh sửa thư mục này, tương tự với những thư mục, file khác hay thư viện và cả máy in.
Trừ khi có rất nhiều người sử dụng mạng nội bộ này, bạn có thể không cần tạo nhóm người dùng - user groups. Nhưng đó là giải pháp tuyệt vời để quản lý chia sẻ, phân quyền sử dụng dữ liệu trong mạng nội bộ.
Thực hiện thành công tất cả những bước trên, mạng nội bộ của bạn thực sự sẽ rất nhanh, bảo mật cao và cung cấp những tính năng tuyệt vời cho người dùng. Ngoài ra, còn có nhiều bước cấu hình nâng cao mang đến nhiều tính năng khác nữa như cấu hình remote access, tự động backup, NAS. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành bài viết hướng dẫn chi tiết sớm nhất có thể cho những tùy chỉnh nâng cao trên, rất vui khi nhận được sự quan tâm của bạn.
Nguồn: pcmag.com
Nếu bạn có thuê bao đường truyền ADSL mà trong nhà có vài ba máy vi tính thì có thể dùng luôn router để thiết lập một mạng ngang hàng theo hướng dẫn trong bài viết này.
Ngoài việc sử dụng hub hay switch để làm thiết bị kết nối mạng nội bộ (LAN), bạn còn có thể tận dụng các Router ADSL (4 port), vừa có thể chia sẻ việc truy cập Internet vừa có thể lập mạng LAN rất tiện lợi.
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều router thuộc loại 4 port như Cnet hay D-link…, tất cả chúng đều có thể sử dụng như một modem ADSL thông thường. Ngoài ra, nó còn đảm nhiệm chức năng của một switch, giúp bạn dễ dàng thiết lập một mạng LAN đơn giản phục vụ cho gia đình.
Quá trình thiết lập mạng LAN (gọi tắt là mạng) bao gồm ba bước chính: kết nối thiết bị đến card mạng, định địa chỉ IP và thực hiện chức năng kết nối.
Bài viết này được minh họa bằng router ADSL D-link DSL-504T (4 port). Với các router khác, thao tác thực hiện cũng tương tự.
1. Kết nối router đến card mạng của từng máy:
Thao tác này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ việc sử dụng một sợi cáp với đầu nối RJ-45 đã được bấm thẳng (straight) và kết nối dây dẫn từ cổng của card mạng vào một trong các cổng phía sau của router. Trường hợp bạn chưa biết cách bấm cáp mạng, có thể nhờ các nhân viên kỹ thuật thực hiện thao tác bấm từ máy đến hub/switch.
2. Định địa chỉ IP cho các máy tính trong mạng
Địa chỉ IP này sẽ giúp router xác định được vị trí của các máy trong mạng.
- Để định địa chỉ IP cho máy tính, vào menu Start > Settings > Network Connections. Tại đây, bạn bấm phải vào kết nối mạng (đảm bảo rằng card mạng đã được cài đặt đúng), chọn Properties. Tại giao diện Local Area Connection Properties, bạn di chuyển vệt sáng xuống mục Internet Protocal (TCP/IP), bấm Properties và tiến hành định địa chỉ IP cho máy tính (các giá trị IP của mạng nội bộ thường là: 192.168.1.x). Bạn thiết lập giá trị 192.168.1.2 cho máy đầu tiên và tăng dần cho các máy tiếp theo (chú ý việc đặt địa chỉ này phải tránh trùng với địa chỉ của router, xem phần thông số này trên thiết bị kèm theo).
- Ngoài ra, nếu muốn các máy tính trong mạng kết nối trực tiếp qua router để truy cập Internet (theo hình thức mạng ngang hàng peer-to-peer) thì bạn cần cấu hình thêm mục Default Gateway.
3. Thiết lập kết nối
Quá trình này được chia thành hai bước nhỏ: kiểm tra ban đầu và kiểm tra khi đã kết nối.
Kiểm tra ban đầu: quá trình này giúp bạn nhận diện được tình trạng của mạng hiện tại trước khi thiết lập nối kết. Để kiểm tra việc trao đổi thông tin giữa các máy trong mạng có thông suốt với nhau chưa, từ menu Start > Run, bạn gõ Cmd. Trên màn hình xuất hiện bạn hãy gõ lệnh: ping <tên máy> (hoặc địa chỉ IP) đến n-1 máy tính còn lại.
Bạn sẽ nhận kết quả trả về có dạng Request time out, điều này cho thấy ta chỉ mới định địa chỉ IP mà chưa thiết lập kết nối cho chúng.
Để thiết lập kết nối mạng cho các máy tính qua router này, bạn hãy khởi động My Network Place trên màn hình desktop, sau đó bấm vào dòng chữ Setup a home or small office nằm bên trái thanh tác vụ. Khi màn hình hiển thị xuất hiện, chương trình sẽ thông báo sử dụng thiết bị router để kết nối, bạn hãy đồng ý với xác lập này bằng cách bấm Next. Tiếp theo, hãy đặt tên máy (Computer name) và đặt tên cho Workgroup (để có thể chia sẻ dữ liệu, các máy tính phải có tên Workgroup giống nhau). Khi đó router sẽ nạp các thông tin cần thiết và yêu cầu bạn khởi động lại máy
Khi đã khởi động xong, bạn hãy lần lượt chạy tiện ích này (My Network Place) cho các máy còn lại trong mạng.
Để kiểm tra thao tác cuối cùng khi đã nối kết xong, một lần nữa bạn hãy gõ lệnh ping <tên máy> đến các máy còn lại trong mạng. Nếu thấy có kết quả Reply trả về là các máy tính trong mạng đã thông suốt và bạn đã có thể chia sẻ dữ liệu.
lambanvoimayvitinh









PHÒNG GIAO DỊCH CTY TNHH TRUYỀN HÌNH CÁP SCTV BÌNH TÂN

PHÒNG GIAO DỊCH CTY TNHH TRUYỀN HÌNH CÁP SCTV BÌNH TÂN
Địa chỉ: 102 Đường Tên Lửa, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, Tp.HCM
ĐT: 3752 1396 - 6260 0625
Fax: 3752 6334
Phí lắp đặt mới: 198.000 đ/ 1 TV
          Ti vi phụ:   55.000 đ/ 1TV
Vật tư:                 :4.400 đ 1 mét dây
Cước tháng:        88.000 đ + 11.000 đ(thêm 1 TV)            

Quy hoạch huyện Ðức Hòa, Long An

Quy hoạch huyện Ðức Hòa, Long An
Huyện Ðức Hòa thuộc tỉnh Long An nhưng đường về trung tâm TP. HCM chỉ khoảng 25 km, gần hơn về thị xã Tân An của tỉnh Long An. Trên vùng đất này đã được quy hoạch 6 khu công nghiệp, tất cả đều áp sát địa bàn TP. HCM. Vì vậy nên từ giữa năm 2001 người ở TP. HCM về tìm mua đất tại Ðức Hòa khá đông.
http://www.sgtt.com.vn/oldweb/cacsobaotruoc/395_50/28_1.jpg
Ðặc điểm địa phương
Huyện Ðức Hòa diện tích 42.123,5 ha; dân số năm 2001 là khoảng 170.000 người, dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên đến 250.000 người, trong đó cư dân các đô thị sẽ tăng từ 33.000 lên 95.000 người.
Trên địa bàn huyện hiện có 3 thị trấn là thị trấn Ðức Hòa, thị trấn Hậu Nghĩa và thị trấn Hiệp Hòa; hai khu thị tứ là khu thị tứ Lộc Giang và thị tứ Tân Mỹ. Ðây là 5 khu dân cư đã hình thành lâu đời của huyện. Ngoài ra còn có 3 khu dân cư công nghiệp được quy hoạch gần các khu công nghiệp Ðức Hòa 1, Ðức Hòa 2 và Ðức Hòa 3.
Ngoài nhà máy đường Hiệp Hòa và các khu thị trấn, thị tứ, hầu hết diện tích đất còn lại của huyện hiện nay được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Theo quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua, huyện Ðức Hòa có 6 khu công nghiệp. Ngoài 3 khu nói trên còn có khu công nghiệp của Hiệp hội nhựa thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng và cụm công nghiệp Ðức Hòa Ðông - Mỹ Hạnh Nam. Sáu khu công nghiệp này đều nằm giáp kênh An Hạ và kênh Thầy Cai, đối diện với khu vực được dư kiến xây dựng là khu đô thị - công nghiệp tây bắc rộng 6.000 ha thuộc huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi của TP.HCM.
Quy hoạch giao thông
Giao thông hiện nay của huyện Ðức Hòa có 4 đường thông thương với thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 10 và đường Ðức Lập - Mỹ Hạnh. Hai đường giao thông qua Trảng Bàng - Tây Ninh là đường tỉnh lộ 825 và tỉnh lộ 821. Tại ngã ba Vựa Heo nơi tiếp giáp giữa tỉnh lộ 825 và đường Xuyên Á (quốc lộ 22), cách xã Lộc Giang khoảng 3 km, chỉ cách cửa khẩu Mộc Bài khoảng 22 km và đường 821 từ ngã ba Lộc Giang qua Bến Ðò vượt sông Vàm Cỏ qua ba xã cánh tây Trảng Bàng và huyện Bến Cầu lên Campuchia. Ðây là đường thường được người đi buôn sử dụng vận chuyển hàng lậu qua biên giới về thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy hoạch, tỉnh lộ 825 sẽ được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc lộ và nối vào đường Hồ Chí Minh từ nam Tây Nguyên về.Và đường tỉnh lộ 9 sẽ được nâng cấp thành quốc lộ N1 đi ven biên giới tây nam về Cà Mau.
Mua nhà đất: cần tìm hiểu để tránh rủi ro
Cũng như huyện Bến Lức, khuynh hướng chung hiện nay ở Ðức Hòa là càng gần thành phố Hồ Chí Minh thì giá đất càng cao và ở khu vực giáp Bình Chánh, giá cao hơn khu vực giáp Củ Chi.
Ðất thổ cư ven tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 824 và đường Ðức Lập - Mỹ Thạnh giá chào bán trung bình khoảng 600.000đ - 800.000đ/m². Ven tỉnh lộ 9 và đường 825 khoảng 500.000đ - 700.000đ/m².
Ðấát nông nghiệp nằm ven các tuyến đường liên xã giá khoảng 200.000đ - 300.000đ/m². Ðất lô 2 giá khoảng 50% mặt tiền.
Ðất trong thị trấn Ðức Hòa, Hậu Nghĩa và thị trấn Hiệp Hòa hiện nay tùy thuộc vị trí và khả năng sinh lợi mà hình thành giá bán. Giá đất thổ cư trong thị trấn Ðức Hòa khoảng 1,8 - 2,5 triệu đồng/m², cao hơn thị trấn Hậu Nghĩa và Hiệp Hòa khoảng 20%. Riêng trong khu thị tứ Tân Mỹ và Lộc Giang, giá đất thổ cư trung bình khoảng 900.000đ - 1.000.000 đồng/ m².
Hiện nay huyện Ðức Hòa đang triển khai xây dựng nhiều khu công nghiệp theo quy hoạch. Khi có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đây để định cư hoặc để đầu tư, cần liên hệ với Uỷ ban nhân dân huyện để tìm hiểu về quy hoạch và các chính sách ưu đãi để đầu tư có hiệu quả, tránh rủi ro.
Văn Thông

QUY TRINH BAN HANG

Flowchart: Connector: 1         Đón khách:
*      Đón khách ngay khi khách hàng vừa tới cửa hàng: nhân viên Bảo vệ chào hỏi, dắt xe khách vào khu vực đỗ xe,  giữ mũ bảo hiểm...rồi hướng dẫn khách vào phòng trưng bày. Bảo vệ phải là người đầu tiên làm hài lòng khách hàng.
*      Nhân viên lễ tân chào đón khách hàng
v  Mời khách hàng vào phòng trưng bày,
v  Hỏi thăm mục đích khách đến Cửa Hàng
Ø  Để mua xe hay chỉ xem xe: hướng dẫn khách gặp nhân viên bán hàng,
Ø  Để sửa xe hoặc mua phụ tùng: hướng dẫn khách hàng gặp người phụ trách.
v  Lưu ý:
Ø  Một số khách không thích được quan tâm quá mức, vì vậy, dựa vào sự nhạy bén, đôi khi Cửa Hàng nên để khách tự do tham quan phòng trưng bày, để khách thoải mái, nhưng luôn phải để mắt xem khách có yêu cầu gì không, để sẵn sàng đáp ứng,
Ø  Flowchart: Connector: 2Luôn  để ý xem khách hàng có thoải mái không, mời khách ngồi, mời nước…
Tư vấn bán hàng
*      Chủ động tiếp cận khách hàng, tự giới thiệu.
*      Lắng nghe & cẩn thận đặt câu hỏi để nắm bắt nhu cầu khách hàng: muốn mua xe gì, cho ai, bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, sử dụng xe ở thành phố hay nông thôn…Dựa vào thông tin đó, nhân viên bán hàng tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
*      Hướng dẫn khách hàng xem sản phẩm, lấy catalogue giới thiệu cho khách, nhấn mạnh những lợi thế,…đặc biệt những lợi ích khi sử dụng sản phẩm.
*      Dùng FABE để tư vấn bán hàng
v  Features(Đặc điểm): Đặc điểm kỹ thuật chính của sản phẩm,
v  Advantages(Lợi thế): Các ưu thế của sản phẩm vượt trội hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,
v  Bennefits(Lợi ích): Những ích lợi mà sản phẩm mang lại cho khách hàng,
v  Evidence(Bằng chứng): Chứng minh những lợi thế hay lợi ích của sản phẩm.
*      Nếu khách hàng
v  Quyết định mua xe         hướng dẫn khách hàng đến quầy thu ngân để làm thủ tục cho bước tiếp theo,
v  Vẫn còn do dự          tìm hiểu lý do khách e ngại & và giải thích lại,
v  Không mua xe do không đủ tiền       giới thiệu chương trình bán trả góp,
v  Không mua vì cân nhắc thêm         ghi lại tấc cả thông tin cần thiết của khách hàng(tên, địa chỉ, sđt, kiểu xe, màu xe muốn mua…)để chăm sóc khách hàng tìm năng.
*      Lưu ý khi tư vấn cho khách hàng
v  Tư vấn bán hàng phải rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ & dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ kỹ thuật,
v  Thao tác trên xe, lắp thêm phụ kiện nếu có, để chứng minh lợi thế, lợi ích của sản phẩm,
v  Giải thích rõ giá bán xe: Cần tách riêng giá trước khi đăng ký (bao gồm thuế GTGT), phí đăng ký xe và giá sau đăng ký. Nếu chỉ báo giá đã bao gồm phí đăng ký xe, khách sẽ thấy giá cao và khó hiểu, hoặc nếu chỉ nói giá mà không niêm yết rõ ràng, không có chữ ký của người có thẩm quyền và ngày áp dụng thì dễ dẫn đến khiếu nại, không tin tưởng vào Cửa Hàng.
Ví dụ lập bảng chi tiết:
STT
Kiểu xe
Giá bán lẽ(đã bao gồm thuế GTGT)
Phí đăng ký

Trước bạ
Lệ phí biển số
Phí bảo hiểm tối thiểu
Phí dịch vụ(ước tính nếu nhờ dịch vụ)
Tổng phí đăng ký(ước tính)
Giá xe(bao gồm phí đăng)
1
Wave  Alpha







2
Wave S







Lưu ý: Nếu chi phí đăng ký xe khác nhau(thành phố / khu vực khác) thì phải làm bảng tính chi tiết riêng biệt để khách hàng theo dõi.
v  Thông báo cho khách hàng về chương trình khuyến mại (nếu có),
v  Chuẩn bị “Sổ tay tiếp cận khách hàng”, giúp tư vấn chính xác, gồm
Ø  Catalogue của tấc cả các kiểu xe,
Ø  Bảng giá với các khoản phí chi tiết,
Ø  Thông tin khuyến mãi nếu có,
Ø  Các thông tin khác(các bài báo v.v làm bằng chứng cho các lợi thế của xe v.v.),
Ø  Mẫu biểu để điền thông tin khách hàng v.v
*      Lưu ý khi tư vấn cho khách hàng.
v  Bán xe trả góp
Ø  Bán xe trả góp giúp khách hàng giải quyết vấn đề tài chính cũng là một trong những dịch vụ làm cho khách hàng yêu thích Cửa Hàng, đồng giúp phát triển kinh doanh, đặt biệt trong mùa bán chậm,
Ø  Để tránh nhằm lẫn nội dung tư vấn, nhân viên conga ty tính dụng không được tư vấn bán hàng. Sau phần tư vấn bán hàng, Nhân viên bán hàng giới thiệu từng conga ty tín dụng, Nhân viên conga ty tín dụng luân phiên giới thiệu chương trình cho khách chọn,
Ø  Lưu ý: Theo quan điểm khách hàng, tấc cả những gì liên quan đến dịch vụ bán xe trả góp cũng là một phần của Cửa Hàng & ảnh hưởng tới hình ảnh Cửa Hàng. Vì vậy HEAD phải lưu ý đến quầy dịch vụ bán xe trả góp(phải sạch, bắt mắt và thuận tiện cho khách) cũng như nhân viên tín dụng( ngoại hình, thái độ, cách tiếp khách) và vật liệu quãng cáo(số lượng, nội dung thông tin v.v.).
v  Quản lý danh sách khách chờ
Ø  Trường họp khách hàng muốn mua xe ngay nhưng hết tồn kho, cần:
Ø  Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng: Họ tên, địa chỉ, Sđt, kiểu xe, màu xe khách muốn mua,
Ø  Kiểm tra kế hoạch nhận xe và thông báo ngày giao hàng dự kiến cho khách,
Ø  Điền thông tin vào “Bảng quản lý DS khách chờ”, để quản lý,
Ø  Theo dõi tình hình nhận hàng so với kế hoạch,
Ø  Gọi điện mời khách hàng đến mua xe khi xe về đến cửa hàng,
Ghi chú: nếu xe về muộn so với kế hoạch, phải kiểm tra lịch nhận hàng mới và gọi điện giải thích cho khách thông cảm, hẹn lại ngày giao hàng và theo dõi chặt chẽ để bảo đảm không giao hàng muộn lần nữa.
Ví dụ về bảng quản lý danh sách khách hàng chờ (xe máy)

Tháng
 
STT
Ngày phát sinh B/O
Họ tên KH
Địa chỉ
Điện thoại
Kiểu Xe
Màu sắc
Ngày dự kiến hàng về
Ngày hẹn trả B/O
Ngày trả B/O










Flowchart: Connector: 3
 Chạy thử xe( đặc biệt đối với kiểu xe mới)
*      Mục đích
v  Giúp khách hàng trải nghiệm chất lượng & điểm mạnh của xe    Khách hàng tự tin quyết định mua xe,
v  Thể hiện sự quan tâm của CH dành cho khách hàng.
 
 



*      Chuẩn bị
v  Tối thiểu = 1 xe(trong số các kiểu xe hiện hành),
v  Tốt nhất  = 3 xe(của 3 kiểu xe hiện hành, bao gồm kiểu xe mới),
Ø  Bảo dưỡng trong điều kiện tốt, xe không quá cũ, sẵn sàng để sử dụng, có sẵn xăng..,
Ø  Đặt ở nơi dễ nhìn thấy(phía trước cửa hàng, không đặt bên trong cửa hàng),
v  Biển chỉ dẫn khu vực chạy thử xe” & biển “ xe chạy thử” trên xe.
 
 





                                                
*      Chú ý



v  Phải hướng dẫn cẩn thận về cách sử dụng xe, yêu cầu tuân thủ quy định lái xe an toàn(đội mũ BH, chỉ được phép lái xe khi đã có bằng lái hạng A1 trở lên…)
v  Thời điểm cho từng conga việc:
Ø  Hàng ngày: Nhân viên bán hàng tích cực mời khách hàng chạy thử xe mới, chỉ thuyết phục chứ không bắt buộc. Sau khi khách thử xe, nhân viên ghi nhận chi tiết kết quả chạy thử vào sổ theo dõi,
Ø  Cuối tháng: Cửa Hàng Trưởng tổng kết và lập báo cáo tháng, theo dõi sự thay đổi qua các tháng của:
ü  Tỉ lệ giữa khách hàng thử xe và kết quả bán hàng,
ü  Tỉ lệ khách mua xe sau khi thử xe, từ đó đưa ra đối sách để tăng 2 tỉ lệ náy.

 
Flowchart: Connector: 4
 









Thanh toán và trả giấy tờ
*      Giải thích cụ thể cho khách hàng những chi phí có liên quan như thuế, lệ phí đăng ký, phí biển số…đã được cập nhật thep giá bán lẽ từng kiểu xe.
*      Giao toàn bộ giấy tờ cần thiết cho khách hàng(phiếu đăng kiểm, hóa đơn GTGT, sổ bảo hành. v.v.) trong túi nylon để giử an toàn, và nhắc khách hàng kiểm tra lại. Lưu ý: không được xé phiếu kiểm tra định kỳ trong SBH, trái với quy định của Phòng Dịch Vụ.
Hãy ghi hóa đơn GTGT đúng với giá bán lẻ thực tế!
 
                                                                                                                                                                               
Thu thập tấc cả các thông tin cần thiết của  khách hàng, nhập vào máy vi tính để quản lý và chăm sóc khách hàng sau này.
Lưu ý:
Nên đặt quầy thu ngân ở nơi thuận tiện cho khách hàng.
Cần thực hiện thu tiền & cung cấp giấy tờ thật nhanh chóng, không để khách hàng phải chờ lâu.
Cần hết sức cẩn thận khi lập giấy tờ và hóa đơn cho khách, tránh sai sót làm trở ngại cho việc đăng ký xe của khách hàng. Sau khi thu tiền, thu ngân phải xác nhận một lần nữa với khách hàng, tránh mâu thuẩn do nhằm lẫn.
Flowchart: Connector: 5Lập bảng hướng dẫn hoặc đính kèm tờ hướng dẫn về việc đăng ký xe & địa điểm đăng ký của từng quận / huyện (nếu khách hàng tự đăng ký xe).
           Dịch vụ đăng ký và bảo hiểm
Mục đích: Mang lại sự tiện lợi cho khách hàng.
Thực hiện: chỉ khi khách hàng đồng ý
Chi phí cho mỗi loại dịch vụ phải được ghi rõ trên bảng giá như ví dụ ở trên, được cập nhật thường xuyên, có chữ ký của lãnh đạo Cửa Hàng, đóng dấu của HEAD & ghi ngày áp dụng,
Theo dõi để giữ đúng hện với từng khách hàng
Thường xuyên liên lạc với khách hàng, không để khách hàng chờ mà không có thông báo,
Flowchart: Connector: 6Giữ đúng hẹn, trả kết quả đăng ký đúng hạn.
          Kiểm tra xe
Kiểm tra xe
Kiểm tra kỹ từng hạn mục, rà soát vói bảng chi tiết các hạng mục để chắc chắn xe trong tìng trạng tốt,
Lấy chữ ký khách hàng để xác nhận.
Nếu phát hiện xe có lỗi
Giải thích rõ với khách & khắc phục lỗi ngay(nếu khách hàng đồng ý).
Tuyệt đối không che giấu lỗi của xe để lừa dối khách hàng, điều này sẽ làm khách hàng giận dữ & khiếu nại về sau.
Flowchart: Connector: 7Lắp thêm phụ kiện nếu khách hàng đồng ý.
           Hướng dẫn sử dụng, bảo hành & LXAT
Hướng dẫn cách sử dụng xe, cách bảo dưởng những chi tiết đặc biệt như ắc quy, thay dầu hoặc nước làm mát…
Hướng dẫn kỹ về bảo hành, chính sách kiểm tra định kỳ, để khách hàng hiểu rõ tấm quan trọng của kiểm tra định kỳ và quay lại kiểm tra đúng lịch.
Dán nhãn nhắc kiểm tra định kỳ lên xe để hắc nhỡ khách hàng.
Flowchart: Connector: 8Hướng dẫn lái xe an toàn cho khách hàng theo chỉ dẫn của Phòng LXAT.
           Tiễn khách
Tiễn khách ra cửa, giúp khách lấy xe từ bãi đổ xe.
Cảm ơn, chúc khách sử dụng xe an toàn, mời khách quay lại lần sau, và đề nghị khách giới thiệu người khác đến mua xe(nếu có thể).
Quan sát an toàn giao thông trên đường để khách ra về an toàn.
Lưu ý: Mỉm cười và lịch sự với tấc cả các khách(kể cả khách hàng không mua hàng).